a. Đánh giá các ảnh hưởng của biến thí nghiệm đến nhán bề mặt R
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
Thực tế sản xuất ngày nay đòi hỏi phải tối ưu các công đoạn trong dây chuyền sản xuất như độ chính xác, độ bền, năng suất, tính kinh tế, chất lượng gia công… Điều này càng có ý nghĩa thiết thực khi gia công các thép đã tôi cũng như các vật liệu khó gia công. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiệm vụ này đang ngày càng được thực hiện hiệu quả. Đặc biệt, các thiết bị gia công ngày càng phức tạp và đòi hỏi phải có một chế độ tối ưu hơn để gia công nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và hạ giá thành sản phẩm. Với mục đích đó tác giả đã tập trung đi sâu nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến năng suất và độ nhám bề mặt trong gia công bằng dây cắt tia lửa điện.
Thép 9CrSi là loại thép hiện đang được sử dụng rất nhiều trong chế tạo khuôn dập, xây dựng, bàn cán, dụng cụ gia công…. Việc gia công 9CrSi sau khi tôi là gặp khó khăn đối với các phương pháp truyền thống do chi phí lớn, năng suất và chất lượng không cao và nhiều khi không thể thực hiện được. Tuy nhiên, với việc sử dụng gia công cắt dây tia lửa điện đã làm cho năng suất và chất lượng gia công được nâng lên rõ rệt trong nhiều trường hợp. Do vậy cần tiến hành nghiên cứu tìm ra các các trị số của các thông số công nghệ tối ưu để nâng cao năng suất và độ nhám bề mặt khi gia công 9CrSi sau khi tôi. Kết quả cụ thể của nghiên cứu này như sau:
1. Đã xây dựng một cách có hệ thống các tham số công nghệ đơn cũng như kết hợp các yếu tố công nghệ khác nhau ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt và năng suất gia công. Tác giả đã đưa ra các kết luận về ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến nhám bề mặt và năng suất cắt, điều đó là cơ sở để lựa chọn chế độ gia công tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình gia công. Cụ thể là:
- Điện áp đánh lửa U: là yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng bề mặt gia công. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu về gia công bằng dây cắt tia lửa điện.
- Khoảng cách xung Toff (off time): Đây là tham số có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng bề mặt cũng như độ chính xác kích thước. Khi khoảng cách xung càng lớn thì lượng hớt vật liệu phôi càng nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên, nếu khoảng cách xung phải đủ lớn để dung dịch chất điện môi có đủ thời gian thôi ion hóa và dòng chảy điện môi có đủ thời gian vận chuyển hết phoi ra khỏi vùng gia công cũng như làm nguội bề mặt gia công.
- Độ kéo dài xung Ton (on time): thời gian kéo dài xung cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng bề mặt gia công. Lượng hớt vật liệu tăng lên khi độ kéo dài xung tăng, nhưng đến một mức độ nào đó rồi sẽ giảm cho dù độ kéo dài xung vẫn tăng và kéo theo nó nhám bề mặt sẽ tăng lên.
2. Xây dựng thành công mô hình toán học về mối quan hệ giữa độ nhám bề mặt và năng suất gia công với các thông số công nghệ như điện áp đánh lửa U, độ kéo dài xung Ton, khoảng cách xung Toff khi gia công thép 9CrSi sau khi tôi.
3. Đã xây dựng được mối quan hệ giữa các thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt và năng suất gia công khi gia công thép 9CrSi sau khi tôi trên máy cắt dây và cụ thể như sau:
+ Cắt đường thẳng
Ra = 3.4587 - 0.089 VM + 0.2686 Ton - 0.042 Toff - 0.01913SV
CS = 1.8962 +0.2333 VM + 0.2705Ton + 0.0952 Toff +0.0784 SV +0.0019 SPD + 0.0447 VM*Toff + 0.0422 SV*SPD
+ Cắt cung cong
Ra = 3.4881- 0.1878VM +0.1097 Ton +0.0611 Toff -0.0163SV +0.0303 WF - 0.0880 SPD -0.2747 R + 0.0023 Ton*Toff - 0.0707 Ton*SV -0.0271 Ton*WF +0.0765 Ton*R -0.0041 Toff*WF - 0.0208Toff*R - 0.0594 Ton*Toff*WF + 0.0574Ton*Toff*R
CS = 1.926 +0.2424 VM + 0.2015 Ton - 0.056Toff - 0.0503 SV - 0.0458 SPD - 0.1334 R + 0.0537 VM*Ton +0.0411 VM*R
Một số đề nghị:
Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số phi công nghệ như: vật liệu gia công, vật liệu điện cực, tốc độ dòng chảy, lực căng dây… đến năng suất và chất lượng bề mặt gia công.
Cần nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến quá trình gia công khi thực hiện với các vật liệu khác.