Đối với Sở Lao động TB&X tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình (Trang 26)

Cần xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức phụ nữ, nông dân ở các huyện để hỗ trợ lao động nữ từng địa phương trong việc huy động các nguồn vốn phát triển sản xuất, tự tạo việc làm.

3.3.2. Kết luận

Thời gian qua Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực để tạo việc làm cho người lao động, tỷ lệ lao đông nữ có việc làm tăng hằng năm, về cơ bản đã ổn định được đời sống kinh tế, xã hội của người dân. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Việc làm của lao động nữ chưa thực sự ổn định, còn mang tính chất tạm thời, mùa vụ, vai trò của lao động nữ chưa được chú trọng.

Qua đề tài nghiên cứu “Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình” luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

Đã hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận về việc làm và GQVL cho lao động nối chung và lao động nữ nói riêng.

Xác định những yếu tố tác động đến việc làm và công tác GQVL cho lao động nữ trong giai đoạn hội nhập, xây dựng CNH, HĐH đất nước.

Đã phân tích thực trạng GQVL cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2012

Đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả GQVL cho lao động nữ tỉnh Quảng Bình giai doạn 2014 - 2020.

Đưa ra hệ thống các kiến nghị đối với Bộ Lao động - TB&XH, UBND Tỉnh, Sở Lao động - TB&XH tỉnh, các cơ quan chức năng liên quan trong công cuộc GQVL cho lao động nữ tỉnh Quảng Bình đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)