Biện pháp 4: Tạo cơ chế để đẩy mạnh hoạt động trao đổi, học hỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 109 - 112)

8. Dự kiến cấu trúc đề tài

3.2.4. Biện pháp 4: Tạo cơ chế để đẩy mạnh hoạt động trao đổi, học hỏ

nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học giữa các tổ chuyên môn trong trường và giữa các trường trong và ngoài huyện

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp là nhằm xây dựng được cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn Ngữ văn giữa các tổ chuyên môn trong trường và giữa các trường trong và ngoài huyện.

3.2.4.2. Ý nghĩa của biện pháp

Giúp hiệu trưởng thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc hoạt động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn Ngữ văn giữa các tổ chuyên môn trong trường và giữa các trường trong và ngoài huyện trong phát triển CTDH môn Ngữ văn.

Kích thích động cơ tích cực, khai thác các năng lực tiềm ẩn trong đội ngũ giáo viên THCS các nhà trường trong cùng một huyện và các huyện khác nhau. Khi có các yếu tố kích thích thì các động cơ tích cực và các năng lực tiềm ẩn này sẽ biến thành “sức mạnh vật chất”, giúp con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Trong trường THCS, một môi trường dạy học tích cực, một cơ chế phù hợp đều nhân lên gấp bội lòng nhiệt huyết và sự sáng tạo của giáo viên.

Giúp cho đội ngũ giáo viên ý thức được vai trò của mình trong dạy học môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Khi các trường THCS tạo động lực làm việc cho giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học sẽ giúp họ ý thức rõ vai trò của mình, từ đó có sự nỗ lực, cố gắng để phát huy. Chất lượng phát triển CTDH môn Ngữ văn như thế nào, một phần lớn phụ thuộc vào sự phát huy vai trò của giáo viên trong và ngoài nhà trường.

3.2.4.3. Nội dung và cách thức thực hiện

Xây dựng môi trường tích cực cho giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học. Trong trường THCS, động

lực giảng dạy, trao đổi, học hỏi chuyên môn của giáo viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả yếu tố vật chất lẫn yếu tố tinh thần. Hiệu trưởng cần chú ý xây dựng và nuôi dưỡng các yếu tố tạo nên động lực trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học của giáo viên. Đó là các điều kiện về vật chất, tinh thần và môi trường làm việc như: chế độ bồi dưỡng, ưu đãi trong giảng dạy - học tập, phát triển CTDH; cung cấp và sử dụng trang thiết bị; hỗ trợ và tạo điều kiện trong áp dụng các phương pháp, công nghệ dạy và học tiên tiến... Những điều kiện này vừa góp phần bồi dưỡng lương tâm nghề nghiệp của người giáo viên, vừa kích thích sự lao động sáng tạo, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học với các lực lượng ngoài nhà trường của giáo viên.

Xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học với các lực lượng sư phạm ngoài nhà trường. Cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích có vai trò quan trọng trong tạo động lực giảng dạy, học tập, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học của giáo viên. Vì thế, hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo việc xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học với các lực lượng sư phạm ngoài nhà trường.

Đối với giáo viên, hiệu trưởng cần biểu dương những giáo viên đi đầu trong thực hiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học với các lực lượng sư phạm ngoài nhà trường; có chế độ khen thưởng thỏa đáng đối với những giáo viên có nhiều trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học như ưu tiên trong phân công giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ; xét các danh hiệu thi đua, nâng lương sớm, quy hoạch vào các vị trí quản lý.

Huy động các nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp để lập quỹ khen thưởng, hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy- học tập, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học. Để huy động các nguồn

tài chính, hiệu trưởng cần chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp... đóng trên địa bàn, tranh thủ sự giúp đỡ của họ.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi các trường THCS phải có Quy chế chi tiêu nội bộ; đồng thời có nguồn lực tài chính để đảm bảo thực hiện cơ chế, tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học với các lực lượng sư phạm ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 109 - 112)