Ảnh hưởng của chiến lược chạy dao khi phay các chi tiết thành mỏng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định chế độ công nghệ hợp lý khi phay các chi tiết hợp kim nhôm thành mỏng (Trang 55 - 57)

Gia công các chi tiết có độ cứng vững thấp như các chi tiết thành mỏng thường gặp nhiều khí khăn bởi vì chi tiết thường bị biến dạng hoặc rung động

do tác dụng cuả lực cắt. Khi gia công chi tiết thành mỏng bằng cách phay cạnh với đường chạy dao song song, độ cứng vững của chi tiết thường giảm cùng với lượng kim loại được bóc tách đi. Khi chiều dày chiều dày giảm xuống đến vài milimet, biến dạng của chi tiết có thể tăng rất lớn. Vì vậy có rất nghiều nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chiến lược chạy dao tới độ biến dạng của chi tiết trong quá trình gia công các chi tiết thành mỏng. Dự đoán biến dạng của chi tiết bằng phần tử hữu hạn thông qua mô hình lực cắt đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng [1]. Bằng cách tiếp cận đó, nếu chiến lược chạy dao không được thiết kế phù hợp, chiều sâu cắt và lượng chạy dao thường giảm dẫn tới hiệu quả của quá trình gia công. Quy luật 8:1 cũng được sử dụng phổ biến trong gia công các chi tiết của máy bay [3]. Theo đó, để gia công tinh một chi tiết thành mỏng có chiều rộng 1mm bằng phay cạnh thì chiều sâu cắt phải nhỏ hơn hoặc bằng 8mm. Smith etal [3] đã đề xuất một thiết kế đường chạy dao để gia công chi tiết thành mỏng của cấu trúc máy bay. Trong thiết kế này, đường chạy dao luôn luôn được rời sang một phần khác ở phía đối diện để gia công.

Đối với kế hoạch gia công, phần mềm gia công tự động lập trình hoạc phần mềm CAM được sử dụng rộng rãi. Phần mềm gia công lập trình tự động được thiết lập trên bộ điều khiển CNC của máy công cụ, ở đó các đường tạo ra được tự động tạo ra khi quá trình gia công lựa chọn vùng gia công, đường chạy dao, dụng cụ cắt và điều kiện cắt. Sử dụng phần mềm CAM, một đường chạy dao được tự động hình thành khi điều kiện cắt được lựa chọn. Thiết kế đường chạy dao chỉ dựa vào hình dạng sản phẩm. Khi độ cứng vững của chi tiết nhỏ, biến dạng tức thời tại điểm cắt nên được chú ý. Tuy nhiên, một thiết kế đường chạy dao phù hợp với độ cứng vững của chi tiết là rất khó.

Một nhóm tác giả khác lại quan tâm tới thuật toán thiết kế đường chạy dao mà có thể tối thiểu hóa lượng biến dạng tức thời tại điểm cắt [8,9]. Thuật giải này đã được sử dụng trong quá trình thiết kế. Bằng cách chia nhỏ lượng

vật liệu cần được loại bỏ đi thành nhiều khối nhỏ. Và thuật toán sẽ tìm ra cách thức loại bỏ các khối này đảm bảo lực cắt là nhỏ nhất. Từ đó đảm bảo biến dạng phôi là nhỏ nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định chế độ công nghệ hợp lý khi phay các chi tiết hợp kim nhôm thành mỏng (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)