Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa đạt Số lượng % Số lượng % Số lượng % (1). Xác định mục tiêu, các nhiệm vụ phải hoàn thành 152 66,7 56 24,6 20 8,8 2,58 2 (2). Định ra biện pháp thực hiện
mục tiêu và nhiệm vụ đánh giá 155 68,0 56 24,6 17 7,5 2,6 1 (3). Xác định các điều kiện cần và có
thể đáp ứng để thực hiện đánh giá 122 53,5 61 26,8 45 19,7 2,34 3 (4). Dự kiến những khó khăn có
thể gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch đánh giá
125 54,8 30 13,2 73 32,0 2,23 6
(5). Xác định tiêu chuẩn và cách thức đo lường, đánh giá các hoạt động đánh giá
122 53,5 56 24,6 50 21,9 2,31 4
(6). Tạo môi trường phối hợp thống nhất, thuận lợi giữa các bên liên quan
116 50,9 61 26,8 51 22,4 2,29 5
Trong việc lập kế hoạch đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, có 3/6 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện tốt, bao gồm: “Định ra biện pháp thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đánh giá” (điểm trung bình 2,60, xếp bậc 1/6); “Xác định mục tiêu, các nhiệm vụ phải hoàn thành” (điểm trung bình 2,58, xếp bậc 2/6) và “Xác định các điều kiện cần và có thể đáp ứng để thực hiện đánh giá” (điểm trung bình 2,34, xếp bậc 3/6).
Có 3/6 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện trung bình, bao gồm: “Xác định tiêu chuẩn và cách thức đo lường, đánh giá các hoạt động đánh giá” (điểm trung bình 2,31, xếp bậc 4/6); “Tạo môi trường phối hợp thống nhất, thuận
lợi giữa các bên liên quan” (điểm trung bình 2,29, xếp bậc 5/6) và “Dự kiến những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch đánh giá” (điểm trung bình 2,23, xếp bậc 6/6).
Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy không có sự đánh giá chênh lệch quá lớn trong các nội dung của phần lập kế hoạch đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
2.5.2. Thực trạng tổ chức lực lượng tham gia đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn Hiệu trưởng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Tiểu học theo chuẩn Hiệu trưởng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Trong công văn số 248/GDĐT-TCCB hướng dẫn thực hiện đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông ngày 17/4/2019 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Bình (2019), lực lượng đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên chỉ được Phòng GD&ĐT đề cập đến ở khía cạnh thẩm quyển tổ chức đánh giá. Theo đó, ở huyện Phú Bình, “Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì đánh giá Hiệu trưởng trường Mầm non, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì đánh giá Hiệu trưởng các trường trực thuộc Sở quản lý” [17]. Như thế, chủ thể tổ chức đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học là Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện sẽ là người đứng ra tổ chức lực lượng tham gia đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Để đánh giá thực trạng tổ chức lực lượng tham gia đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn HT theo chuẩn HT, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 phần phụ lục I. Kết quả khảo sát ý kiến của 228 đối tượng tham gia đánh giá và tổ chức đánh giá đã cho thấy thực trạng tổ chức nhân sự tham gia đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thể hiện kết quả ở bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Thực trạng tổ chức lực lượng tham gia đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn Hiệu trưởng ở huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên Nội dung Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ, bậc Tốt Trung bình Chưa đạt Số lượng % Số lượng % Số lượng % (1). Xác định các lực lượng tham gia đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT
133 58,3 53 23,2 42 18,4 2,4 1
(2). Ra quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT
130 57,0 53 23,2 45 19,7 2,37 2
(3). Tập huấn cho tổ công tác và các bên liên quan về vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận trong tổ chức đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT
20 8,8 80 35,1 128 56,1 1,53 6
(4). Phối hợp lập kế hoạch, chương trình tổ chức đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT
90 39,5 86 37,7 52 22,8 2,17 5
(5). Phối hợp điều hành, điều khiển hoạt động đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT
122 53,5 61 26,8 45 19,7 2,34 3
(6). Phối hợp hoàn thiện hồ sơ, thanh, kiểm tra sau khi tổ chức đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT
122 53,5 56 24,6 50 21,9 2,31 4
Trong các nội dung tổ chức lực lượng tham gia đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, có 3/6 nội dung được đánh giá là thực hiện tốt là: Xác định các lực lượng tham gia đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT (điểm trung bình 2,40, xếp bậc 1/6); Ra quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT (điểm trung bình 2,37, xếp bậc 2/6); Phối hợp điều hành, điều khiển hoạt động đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT (điểm trung bình 2,34, xếp bậc 3/6).
Có 2/6 nội dung được đánh giá là thực hiện ở mức độ trung bình là: Phối hợp hoàn thiện hồ sơ, thanh, kiểm tra sau khi tổ chức đánh giá HT trường Tiểu
học theo chuẩn HT (điểm trung bình 2,31, xếp bậc 4/6); Phối hợp lập kế hoạch, chương trình tổ chức đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT (điểm trung bình 2,17, xếp bậc 5/6). Như thế, trong quy trình phối hợp giữa các bên liên quan trong đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn Hiệu trưởng ở huyện Phú Bình, các hoạt động phối hợp điều hành, điều khiển hoạt động đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ và có hiệu quả cao nhất. Các hoạt động phối hợp lập kế hoạch, chương trình tổ chức đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT và Phối hợp hoàn thiện hồ sơ, thanh, kiểm tra sau khi tổ chức đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT.
Được đánh giá với tần suất và hiệu quả thấp hơn. Qua khảo sát thực tiễn, thấy rằng ở huyện Phú Bình, trước khi tổ chức đánh giá, Phòng Giáo dục và Đào tạo thường thống nhất với các nhà trường Tiểu học về thời gian, thời điểm đánh giá để xây dựng kế hoạch thực hiện; cử cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo tham dự và chỉ đạo hội nghị ở từng trường. Việc phối hợp các lực lượng trong các nhà trường Tiểu học trên địa bàn thì còn lỏng lẻo. Sau khi đánh giá, các nhà trường Tiểu học tiến hành hoàn thiện các nội dung sau hội nghị đánh giá (biên bản, báo cáo, hồ sơ) để gửi cấp trên và lưu theo quy định. Quá trình này, các lực lượng trong nhà trường có sự phối hợp với nhau ở những mức độ khác nhau.
Nội dung “Tập huấn cho tổ công tác và các bên liên quan về vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận trong tổ chức đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT” có đánh giá mức độ thực hiện yếu (điểm trung bình 1,53, xếp bậc 6/6). Kết quả này tương đồng với kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các lực lượng trong đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT. Việc tập huấn cho các bên liên quan về vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận trong tổ chức đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT, dẫn đến nhận thức của các lực lượng trong đánh giá HT trường Tiểu học theo chuẩn HT về vai trò, trách nhiệm của bản thân còn nhiều hạn chế.
2.5.3. Thực trạng quy trình đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn Hiệu trưởng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Trong công văn số 248/GDĐT-TCCB hướng dẫn thực hiện đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông ngày 17/4/2019 của Phòng GD&ĐT huyện Phú Bình (2019), quy
trình đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên được Phòng GD&ĐT quy định như sau:
“Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá theo Chuẩn Hiệu trưởng (Mẫu số 01- Phụ lục II).
- Bước 2: Nhà trường tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong nhà trường đối với Hiệu trưởng theo Chuẩn Hiệu trưởng (Mẫu số 02 - Phụ lục II). Tổng hợp kết quả lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong nhà trường (Mẫu số 03 - Phụ lục II)
- Bước 3: Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đánh giá và thông báo kết quả đánh giá Hiệu trưởng theo Chuẩn (Mẫu số 04 - Phụ lục II)”.
Qua khảo sát trên 228 đối tượng tham gia đánh giá và tổ chức đánh giá bằng câu hỏi số 6, phụ lục I, đã cho thấy mức độ thực hiện các bước trong quy trình đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thể hiện kết quả ở bảng dưới đây:
Bảng 2.6. Thực trạng quy trình đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn Hiệu trưởng ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Các bước của quy trình Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa đạt Số lượng % Số lượng % Số lượng %
(1). Hiệu trưởng tự đánh giá
theo chuẩn Hiệu trưởng 20 8,8 108 47,4 100 43,9 1,65 3 (2). Nhà trường tổ chức lấy ý
kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với Hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng
28 12,3 100 43,9 100 43,9 1,68 2
(3). Thủ trưởng cơ quan quản lý
trực tiếp thực hiện đánh giá 122 53,5 56 24,6 50 21,9 2,31 1 Trong ba bước của quy trình đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, có 2/3 bước có đánh giá mức độ thực hiện trung bình, bao gồm “Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá” (điểm trung bình 2.31, xếp bậc 1/3) và “Nhà trường tổ chức lấy ý kiến
giáo viên, nhân viên trong trường đối với Hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng” (điểm trung bình 1,68, xếp bậc 2/3).
Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi được biết: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng một quy trình đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn HT cho cả nước. Quy trình này được thể hiện trong Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT (hay Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 8/4/2011 trước đây) về quy định chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học. Tuy nhiên, quy trình này còn mang tính chung chung, áp dụng cho tất cả các địa phương và các cơ sở giáo dục phổ thông. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên khi tham gia đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nhận thấy cần phải có sự cụ thể hóa để việc thực hiện đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên không bị động, lúng túng và có sự thống nhất cao.
Bà Tr.T.N - một giáo viên có thâm niên công tác lâu năm tại một trường Tiểu học (THKS) ở huyện Phú Bình cho rằng quy trình đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đang dùng cần được cụ thể hóa hơn nữa trong một văn bản được ban hành bởi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Bình. Văn bản này cần giải quyết được một số nội dung cụ thể như:
- Tính đến những đặc điểm của giáo dục Tiểu học huyện Phú Bình - một huyện trung du, miền núi với những đặc điểm riêng về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên;
- Tính đến từng khâu cụ thể, từng việc làm chi tiết phải thực hiện trong ba bước mà văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định;
- Trong từng bước nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan để tạo thuận lợi cho công tác phối hợp trong đánh giá và tổ chức đánh giá.
Bước “Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng” (điểm trung bình 1,65, xếp bậc 3/3) có đánh giá thực hiện chưa tốt. Theo công văn số 248/GDĐT- TCCB của Phòng GD&ĐT huyện Phú Bình, thì đối với các trường Tiểu học trên địa bàn huyện “Hiệu trưởng tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học, bắt đầu từ năm học 2018-2019”. Tiến hành phỏng vấn cán bộ Phòng
Giáo dục và đào tạo huyện Phú Bình thường xuyên tham gia các Tổ công tác đánh giá Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chuẩn HT ở huyện Phú Bình, thấy rằng khi tiến hành tự đánh giá, các Hiệu trưởng chưa thực sự thể hiện khách quan trong nhìn nhận các tiêu chí, tiêu chuẩn và mức độ đạt được của bản thân. Điều này một phần do tác động từ nhận thức, tình cảm; một phần do những tác động từ hạn chế năng lực nghề nghiệp gây ra.
Cũng như bước 1, hiệu quả của việc thực hiện bước 2 cũng không cao (điểm trung bình 1,68, xếp bậc 2/3). Ở các nhà trường, mỗi khi đánh giá về chuẩn Hiệu trưởng, các trường tổ chức họp hội đồng sư phạm. Sau khi, Hiệu trưởng báo cáo mức điểm tự mình chấm ứng với từng tiêu chí. Giáo viên ngồi dưới nghe, nhiều giáo viên gần như sao y bản chính những mức đánh giá mà Hiệu trưởng tự chấm cho mình. Với kiểu đánh giá như thế nên Hiệu trưởng nhà trường đạt Xuất sắc là điều dễ hiểu. Kể cả một số Hiệu trưởng còn có vấn đề về đạo đức, hoặc về chuyên môn,… đã từng bị cấp trên nhắc nhở, phê bình trong năm vẫn lọt vào khung Xuất sắc. Giáo viên, nhân viên của nhà trường còn có tâm lý sợ bị “mất lòng” lãnh đạo, hoặc làm cho xong lần.
Ở bước thứ 3, Phòng GD&ĐT huyện Phú Bình tiến hành theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt (ví dụ: cơ quan quản lý các cấp chọn, cử người tham gia khóa đào tạo,...), Phòng GD&ĐT huyện Phú Bình cũng làm theo cách thức chung mà Bộ GD&ĐT đã định sẵn, là: “Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định rút ngắn chu kỳ đánh giá và thực hiện đánh giá Hiệu trưởng một năm một lần vào cuối năm học theo đầy đủ quy trình quy định tại khoản 1, Điều 10 của quy định Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông theo thông tư số 14/2018/TTBGDĐT và quy định Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non theo thông tư số 25/2018/TTBGDĐT” [17]. Ở bước này, Trưởng phòng chủ trì việc đánh giá, trên cơ sở tổng hợp kết quả tự đánh giá của Hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể đơn vị để có quyết định về mức độ đánh giá đối với từng Hiệu trưởng thuộc diện Phòng quản lý. Ngoài các kênh thông tin trên, chưa có kênh thông tin mang tính khách quan làm cơ sở cho quyết định đánh giá của Trưởng phòng đối với Hiệu trưởng như: Cha mẹ học sinh, học sinh, lãnh đạo xã/thị trấn, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội tại địa phương. Nên đôi khi còn có ý kiến trái chiều khi công bố kết quả đánh giá.
2.6. Thực trạng về kết quả đánh giá
2.6.1. Thực trạng về kết quả đánh giá Hiệu trưởng năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 học 2018-2019
Căn cứ quy trình đánh giá Hiệu trưởng như trên, Phòng GD&ĐT huyện Phú Bình đã tổ chức việc đánh giá Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn trong hai năm học qua như sau:
* Năm học 2017-2018: Thực hiện đủ 03 bước như hướng dẫn tại văn bản số 3256/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trường Tiểu học theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT, ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kết quả như sau: