Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động GDMT cho HS và thực trạng quản lý hoạt động GDMT cho HS ở các trường phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động GDMT cho HS ở các trường phổ thông thị xã Phổ Yên.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động GDMT cho HS ở các trường phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng hoạt động quản lý hoạt động GDMT cho HS ở các trường phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDMT cho HS ở các trường phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát

-Khách thể khảo sát:

+ CBQL 21 CBQL gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn của 4 trường THPT thị xã Phổ Yên.

+ 70 GV đang giảng dạy tại 4 trường THPT thị xã Phổ Yên. + 150 HS các khối 10,11,12 tại 4 trường THPT thị xã Phổ Yên.

-Địa bàn khảo sát: 4 trường THPT, đó là các trường: Phổ Yên, Bắc Sơn, Lý Nam Đế, Lê Hồng Phong.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện.

Có 3 mức độ trả lời, cho điểm 1,2,3 tương ứng với số điểm như sau: Mức 3: 2,25 điểm - 3,0 điểm; Mức 2: 1,5 - 2,25 điểm; Mức 1: 0,75 - 1,5 điểm.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV ở câu hỏi 1 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Quan trọng; 2= Bình thường; 1= Không quan trọng

TT Mục tiêu GDMT Mức độ quan trọng X Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL % SL SL % SL 1 Hình thành ở HS sự quan tâm và khả năng nhận biết về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường

47 51.6 26 28.6 18 19.8 2.32

2

HS được trang bị ý thức, trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một nhân cách được khắc sâu nền tảng đạo lý về môi trường

52 57.1 23 25.3 16 17.6 2.40

3

Hình thành ở HS những hiểu biết cơ bản về môi trường và tinh thần trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề môi trường

65 71.4 26 28.6 0 0.0 2.71 4 Hình thành HS kỹ năng giải 68 74.7 23 25.3 0 0.0 2.75

quyết các vấn đề môi trường 5

Có năng lực đánh giá để nhận ra, ngăn chặn và giải quyết các vấn đề môi trường

61 67.0 28 30.8 2 2.2 2.65

Trung bình chung 2.51

Kết quả bảng 2.3 cho thấy, CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các mục tiêu GDMT (2.51 điểm).

Các mục tiêu được đánh giá quan trọng là: Hình thành HS kỹ năng giải quyết các vấn đề môi trường (2.75 điểm); Hình thành ở HS những hiểu biết cơ bản về môi trường và tinh thần trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề môi trường (2.71 điểm). Có năng lực đánh giá để nhận ra, ngăn chặn và giải quyết các vấn đề môi trường (2.65 điểm). Các mục tiêu xếp thứ bậc 4,5 được CBQL, GV đánh giá mức độ quan trọng thấp hơn gồm các mục tiêu: HS được trang bị ý thức, trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một nhân cách được khắc sâu nền tảng đạo lý về môi trường (2.40 điểm); Hình thành ở HS sự quan tâm và khả năng nhận biết về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường (2.32 điểm).

Để tìm hiểu nhận thức của HS về mục tiêu hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi khảo sát ý kiến của HS ở câu hỏi 1 (phụ lục 2), kết quả ở bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Nhận thức của HS về mục tiêu hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá:3= Quan trọng; 2= Bình thường; 1= Không quan trọng

TT Mục tiêu GDMT Mức độ quan trọng X Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL % SL SL % SL 1 Hình thành ở HS sự quan tâm và khả năng nhận biết về môi trường

TT Mục tiêu GDMT Mức độ quan trọng X Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL % SL SL % SL và các vấn đề liên quan đến môi trường 2 HS được trang bị ý thức, trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một nhân cách được khắc sâu nền tảng đạo lý về môi trường

73 48.7 36 24.0 41 27.3 2.21

3

Hình thành ở HS những hiểu biết cơ bản về môi trường và tinh thần trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề môi trường

121 80.7 26 17.3 3 2.0 2.79

4 Hình thành HS kỹ năng giải

quyết các vấn đề môi trường 88 58.7 34 22.7 28 18.7 2.40 5

Có năng lực đánh giá để nhận ra, ngăn chặn và giải quyết các vấn đề môi trường

118 78.7 28 18.7 4 2.7 2.76

Trung bình chung 2.52

Kết quả bảng 2.4 cho thấy, HS đã nhận thức được tầm quan trọng của GDMT (2.52 điểm).

HS đánh giá các mục tiêu quan trọng gồm: Hình thành ở HS những hiểu biết cơ bản về môi trường và tinh thần trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề môi trường (2.79 điểm); Có năng lực đánh giá để nhận ra, ngăn chặn và giải quyết các vấn đề môi trường (2.76 điểm); Hình thành ở HS sự quan tâm và khả năng nhận

biết về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường (2.47 điểm); Hình thành HS kỹ năng giải quyết các vấn đề môi trường (2.40 điểm); HS được trang bị ý thức, trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một nhân cách được khắc sâu nền tảng đạo lý về môi trường (2.21 điểm).

Trong tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cho HS ở các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên GV cần coi trọng đến đánh giá của HS về mục tiêu giáo dục môi trường để tổ chức các phương pháp và hình thức dạy học giáo dục môi trường hiệu quả.

2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

Để tìm hiểu thực trạng nội dung hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông, chúng tôi phỏng vấn/khảo sát ý kiến của CBQL, GV và HS ở câu hỏi 2 (phụ lục 1) và câu hỏi 2 (phụ lục 2), kết quả ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV và HS về nội dung giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Tốt/Khá; 2= Trung bình; 1= Yếu/Kém

TT Nội dung giáo dục môi trường

Đánh giá của CBQL, GV Đánh giá của HS Mức độ đạt được

X

Mức độ đạt được

Tốt/khá Trung bình Yếu/kém Tốt/khá Trung bình Yếu/kém X

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Cung cấp cho HS hệ thống tri thức về khái niệm môi trường, giáo dục môi trường

41 45.1 35 38.5 15 16.5 2.29 71 47.3 44 29.3 35 23.3 2.25 2

Cung cấp cho HS tri thức về ô nhiễm MT và một số biện pháp bảo vệ môi trường

44 48.4 30 33.0 17 18.7 2.30 74 49.3 41 27.3 35 23.3 2.26

3

Hệ thống thái độ tích cực, kỹ năng và hành vi chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường, trân trọng thiên nhiên; tham gia bảo vệ môi trường sống cho thực vật, động vật và con người

35 38.5 27 29.7 29 31.9 2.07 69 46.0 45 30.0 36 24.0 2.22

4

Cung cấp cho HS hệ thống tri thức về tài nguyên thiên nhiên, tình hình sử dụng các loại tài nguyên và hậu quả đối với môi trường

33 36.3 36 39.6 22 24.2 2.12 72 48.0 30 20.0 48 32.0 2.16

Kết quả bảng 2.5. cho thấy: Các mức độ thực hiện nội dung GDMT ở mức trung bình, CBQL, GV đánh giá 2.16 điểm; HS đánh giá 2.19 điểm.

- CBQL, GV đánh giá các nội dung thực hiện ở mức độ tốt gồm các nội dung: “Cung cấp cho HS tri thức về ô nhiễm MT và một số biện pháp bảo vệ môi trường Cung cấp cho HS hệ thống tri thức về khái niệm môi trường, giáo dục môi trường” (2.29 điểm); HS đánh giá 2.25 điểm và nội dung “Cung cấp cho HS tri thức về ô nhiễm MT và một số biện pháp bảo vệ môi trường ” CBQL, GV đánh giá 2.30 điểm; HS đánh giá 2.26 điểm. Quan sát giờ dạy của GV, chúng tôi nhận thấy: Đối với môn Địa lý là môn khoa học nghiên cứu các thành phần tự nhiên và nhân văn của môi trường, về kinh tế xã hội…. Số bài có nội dung địa lý trùng với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ đáng kể. Do đó, môn học này có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường rất to lớn. Thông qua môn Địa lý, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu được một cách sâu sắc bản chất về: Thành phần cấu tạo của môi trường: đất, nước, không khí và thế giới sinh quyển; sự biến đổi của các chất trong môi trường; ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần của môi trường. Mặt khác, ở môn Hóa học, Địa lý, GV dạy học tích GDMT khi phân tích cho HS thấy được nguồn gây ô nhiễm môi trường: các chất hoá học và tác hại sinh lí của chúng với động thực vật và con người; tiêu chuẩn môi trường và mức độ ô nhiễm môi trường; biện pháp hóa học, vật lí, sinh hóa để bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm: xử lí nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn....Đối với môn chương trình môn Sinh học chú trọng giúp học sinh phát triển khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng; khả năng chung sống hài hoà với thiên nhiên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Chương trình môn Sinh học quan tâm tới những nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày, tạo điều kiện để học sinh tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, từ thực tiễn nhận thức rõ những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững, xây dựng ý thức

bảo vệ môi trường, rèn luyện khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng.

Các nội dung thực hiện ở mức độ trung bình gồm các nội dung: “Hệ thống thái độ tích cực, kỹ năng và hành vi chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường, trân trọng thiên nhiên; tham gia bảo vệ môi trường sống cho thực vật, động vật và con người” CBQL, GV đánh giá 2.07 điểm; HS đánh giá 2.2 điểm. Nội dung Cung cấp cho HS hệ thống tri thức về tài nguyên thiên nhiên, tình hình sử dụng các loại tài nguyên và hậu quả đối với môi trường CBQL, GV đánh giá 2.05 điểm; HS đánh giá 2.16 điểm.

Quan sát giờ dạy của GV tại các trường, GV đã tổ chức dạy học GDMT lồng ghép trong các môn học chiếm ưu thế, chúng tôi phỏng vấn GV môn sinh học ở trường THPT Phổ Yên, GV cho biết: “Về mức độ kết hợp thì kiến thức GDMT ở các môn học như Sinh học, vật lý, hóa học… đã có sẵn trong bài học ở toàn bộ nội dung bài học hoặc ở một phần của bài học. Về mức độ liên hệ thực tiễn, các kiến thức GDMT không có sẵn trong sách giáo khoa, nhưng GV căn cứ vào nội dung bài học để bổ sung nội dung tri thức về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tình hình sử dụng các loại tài nguyên và hậu quả đối với môi trường”. Trao đổi với GV trường THPT Lý Nam Đế, GV cho biết: “GV đã thiết kế bài dạy tích hợp nội dung GDMT có liên quan trong quá trình dạy học, từ đó tích hợp một cách khéo léo, tránh sa đà, gượng ép nội dung kiến thức, từ đó hình thành cho hệ thống kỹ năng và các hành vi để bảo vệ môi trường”.

Quan sát giờ dạy môn sinh học 12 của GV trường THPT Bắc Sơn, GV đã tích hợp GDMT qua bài 30: Bảo vệ vốn gen di truyền của loài người, trong đó GV hướng dẫn HS bảo vệ môi trường, hạn chế tác động xấu, tránh các đột biến phát sinh, giảm thiểu gánh nặng di truyền cho loài người. Trong bài 4 Đột biến gen

(mục II- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen) và bài 6 Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (mục III- Nguyên nhân, hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể), bài 7 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể, GV đã liên hệ thực tiễn cho HS, định hướng hành vi của HS để bảo vệ môi trường như: thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải

độc hại vì đây là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, GV đã lồng ghép vào bài học yêu cầu HS có ý thức trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chiến lược chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

GV đã tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí: từ hai bài học Môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Môi trường và sự phát triển bền vững, trong chương trình lớp 10, thuộc học kì II. Môn Địa lý lớp 10: Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, Mục: Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. Môn Hóa học 10, Bài 19 Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường. Mục Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường. Những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường Như vậy, các bài học và các mục trong bài học nêu trên sẽ được dạy ở chủ đề Môi trường và sự phát triển bền vững. Chủ đề gồm các nội dung sau: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Quan niệm và phân loại, vai trò và chức năng, hiện trạng, nguyên nhân, giải pháp); Liên hệ: Ô nhiễm môi trường, vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu. Phát triển bền vững (Quan niệm phát triển bền vững, giải pháp phát triển bền vững, trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường).

Tìm hiểu nguyên nhân về các nội dung được đánh giá mức độ thực hiện trung bình, các GV cho biết: GV đã quan tâm đến việc xây dựng các hệ thống tri thức, kĩ năng cho HS trong GDMT, việc gắn những kiến thức GDMT với thực tế, tích hợp lồng ghép trong các môn học như: Hóa học, Vật lý, Sinh học…tuy nhiên vẫn còn biểu hiện thiếu chặt chẽ, logic. Chúng tôi tiến hành dự giờ bài giảng của GV cho thấy tiết dạy lồng ghép GDMT còn mang tính chung chung, hoạt động mang tính lặp đi lặp lại hàng năm chưa có định hướng rõ nét, chưa sáng tạo.

Quan sát giờ giảng tích hợp GDMT trong các môn học chiếm ưu thế, GV lồng ghép GDMT cho HS chủ yếu tập trung vào cung cấp kiến thức dựa trên nội dung sách giáo khoa, chưa quan tâm đến thái độ và hành vi của HS đối với MT. Khi tổ chức dạy học môn học này, GV khai thác các nội dung GDMT chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)