Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực văn học cho học sinh lớp 9 trong dạy học tác phẩm tự sự hiện đại (Trang 40)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Việc phát triển năng lực văn học trong dạy học tác phẩm tự sự hiện đại trong chương trình SGK Ngữ văn 9 hiện hành

1.2.1.1. Khảo sát nội dung dạy học

a) Khảo sát SGK

SGK là nguồn tri thức cơ bản đổi với HS, là phương tiện có vị trí quan trọng trong học tập. SGK là công cụ chứa đựng các tri thức, nội dung bài học, định hướng học tập cho HS. Qua đó HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và thái độ.

SGK Ngữ văn 9 tập 1 có 3 bài: Lặng lẽ Sa pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc

lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Làng (Kim Lân). SGK Ngữ văn 9 tập 2 có 2 bài: Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). Các văn

bản này là những trích đoạn trong tác phẩm văn học, thuộc giai đoạn từ 1945 - 1975. Trong đó, mô hình bài học đọc hiểu văn bản văn học ở THCS bao gồm có các thành tố:

- Kết quả cần đạt - Văn bản đọc hiểu

- Chú thích (thông tin chung về tác giả và tác phẩm) - Câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu

- Ghi nhớ - Luyện tập

Trong mô hình của bài đọc hiểu, phần Kết quả cần đạt giúp giáo viên và học sinh xác định được mục tiêu của bài học, định hướng cho các hoạt động và là cơ sở

để đánh giá kết quả dạy học. Trong 5 bài đọc hiểu trên, phần này chú trọng đến kiến thức về nội dung và nghệ thuật của mỗi văn bản, kĩ năng cảm nhận và phân tích nhân vật, tình huống truyện. Tiếp đến phần Văn bản đọc hiểuchú thích, trong phần này, cung cấp những tri thức đọc hiểu về nội dung văn bản, thông tin tác giả, tác phẩm để học sinh sử dụng trong quá trình đọc. Phần hướng dẫn đọc hiểu nêu ra các câu hỏi, nhiệm vụ định hướng cho học sinh tìm hiểu bài, câu hỏi từ khái quát đến cụ thể, từ nội dung đến nghệ thuật, qua đó cũng bộc lộ một số kĩ năng và năng lực của học sinh, vị dụ như dạng câu hỏi: kể tóm tắt, tìm những chi tiết, phân tích nhân vật, tình huống truyện…. giúp HS phát triển năng lực tổng hợp và phân tích, năng lực tiếp nhận. Những câu hỏi về cảm nhận, cảm nghĩ, suy nghĩ hình thành ở các em năng lực cảm thụ thẩm mĩ…. Về hệ thống các bài-tập luyện tập trong-SGK: Các bài tập còn ít, thiếu tính đa dạng và phong phú. Nên đa dạng hoá các ngữ liệu, đề bài để bao quát được bài học. Bài tập phần luyện tập nên bổ sung thêm đủ các dạng câu hỏi theo mức độ phát triển năng lực. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung thêm các bài tập bổ sung, bài tập ứng dụng để giúp HS củng-cố và nâng-cao kiến thức đã học.

b) Khảo sát SGV

Qua khảo sát về SGV Ngữ văn 9, mục tiêu cần đạt ở các bài đều không có phần định hướng phát triển năng lực, chỉ dừng lại mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Phần tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học gồm 4 hoạt động: Hoạt động 1: Giới thiệu bài; Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản; Hoạt động 3: Tổng kết; Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.

c) Khảo sát sách bài tập

Qua việc khảo sát hệ thống bài tập trong SBT Ngữ văn 9 chúng tôi nhận thấy: Với mỗi bài học trung bình đều có từ 3 - 4 bài tập mở rộng, nằm ngoài sách giáo khoa, có định hướng cho người học. Đồng thời, SBT cũng đưa ra một số gợi ý, định hướng cho HS khi làm các dạng bài tập này. Tuy nhiên chưa thể hiện rõ hệ thống câu hỏi đọc hiểu theo các mức độ.

Có thể nói, đây là tài liệu học tập rất bổ ích, cần thiết đối với các em HS, giúp các em củng cố và nâng cao hơn kiến thức của mình trong quá trình học tập.

1.2.1.2. Đánh giá về nội dung dạy học

Thực tiễn dạy học dạy học và kiểm tra đánh giá nhiều năm qua cho thấy học sinh hoàn toàn có thể tiếp nhận được những tác phẩm văn học này. Nhìn chung, các bài đọc hiểu tác phẩm văn học trong SGk Ngữ văn đã được xây dựng bám sát vào quy luật nhận thức của HS, tuy nhiên chưa thực sự triệt để.

CT hiện hành đề cao tính giáo dục tư tưởng, nhân văn; chưa giải quyết tốt mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa môn NV với các môn học và thực tiễn đời sống.

Nội dung dạy học chủ yếu hướng dẫn học sinh đọc hiểu khai thác nội dung từ văn bản, chưa chú trọng hình thành và phát triển năng lực cho các em, đặc biệt các năng lực đặc thù của môn văn. CT Ngữ văn hiện hành dù có chú ý tới giáo dục phẩm chất, kĩ năng, nhưng vẫn thiên về trang bị kiến thức, chưa xác định rõ các năng lực chung và các năng lực đặc thù của môn học, cũng như chưa đề xuất được phương thức khả thi nhằm phát triển cho người học các năng lực này.

1.2.2. Việc phát triển năng lực văn học trong dạy học tác phẩm tự sự hiện đại trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018)

CT Ngữ văn mới chú trọng mục tiêu và giải pháp giúp HS phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực; kết hợp phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) với phát triển các năng lực đặc thù (NL ngôn ngữ, NL văn học, …); kết hợp phát triển năng lực với phát triển phẩm chất. Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cốt lõi để học tập tốt các môn học khác, để sống và làm việc hiệu quả, và để học suốt đời.

Về nội dung cốt lõi của môn học: Điểm khác biệt trong thiết kế CT Ngữ văn mới là căn cứ vào các yêu cầu cần đạt mà xác định nội dung môn học, bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và tiếng Việt, đáp ứng các

yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS ở từng cấp học.

Khác với CT hiện hành, CT Ngữ văn mới phân chia nội dung dạy học theo 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (Giúp HS trên cơ sở phát triển năng lực ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập

tốt các môn học khác hình thành và phát triển năng lực văn học, biểu hiện đặc thù của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để HS phát triển về tâm hồn, nhân cách) và Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (i) trang bị cho HS công cụ giao tiếp chắc chắn để có thể học tập và làm việc hiệu quả; ii) cung cấp thêm những hiểu biết sâu về văn học, ngôn ngữ học để HS có cơ sở bước đầu lựa chọn đúng các ngành liên quan cần đến các hiểu biết này; iii) ngữ liệu-văn bản đưa vào SGK chú ý hơn đến đề tài thuyết minh về các ngành nghề trong xã hội, nhất là các VB thông tin và nghị luận).

CT cả hai giai đoạn đều được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Tuy nhiên, nội dung giáo dục ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng:

CT mới nhấn mạnh thêm tính công cụ và và tính chất tổng hợp liên ngành, thể hiện rõ mối quan hệ qua lại giữa các môn học: Nội dung CT môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hóa, đạo đức, triết học, lịch sử, địa lí,… nên liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Đạo đức, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm. Các kĩ năng được phát triển trong môn Ngữ văn, với chức năng của môn học công cụ, giúp HS học các môn khác thuận lợi, hiệu quả hơn; ngược lại nội dung giáo dục của các môn học khác cũng cung cấp thêm dữ liệu để môn Ngữ văn khai thác; đòi hỏi việc dạy học Ngữ văn phải bảo đảm tinh thần tích hợp liên môn, đề cao yêu cầu liên hệ và vận dụng vào thực tiễn đời sống.

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: Môn Ngữ văn là một trong những môn học trực

tiếp hình thành và phát triển cả 5 phẩm chất chủ yếu cho HS ở tất cả các cấp học. Các phẩm chất này được môn Ngữ văn hình thành và phát triển cho HS chủ yếu thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học. Từ việc hướng dẫn đọc hiểu các văn bản văn học đặc sắc, môn Ngữ văn tạo cho HS cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước, con

người; tình yêu tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; giúp HS thấy rõ vai trò và tác dụng của môn học đối với đời sống con người, có thói quen và nhu cầu đọc sách, có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế, có ý thức và tác phong của một công dân toàn cầu.

Yêu cầu cần đạt về năng lực chung: Những năng lực chung này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới với việc chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản. Chẳng hạn môn Ngữ văn đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp. HS biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dungvà các phương tiện giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết tiếp nhận các kiểu văn bản đa dạng; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp. Năng lực giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn được thể hiện ở khả năng nhận biết, nhận xét, đánh giá văn bản; biết thu thập, phân tích làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng dưới những góc nhìn khác nhau. Qua môn Ngữ văn, HS được rèn luyện để trở thành người học tích cực độc lập, sáng tạo trong tiếp nhận và tạo lập văn bản.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù: Môn Ngữ văn có ưu thế hình thành và phát triển cho HS năng lực ngôn ngữnăng lực văn học. Năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và đều thông qua các hoạt động chính là đọc, viết, nói và nghe. Muốn hình thành, phát triển năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ phải thông qua các hoạt động ấy theo các yêu cầu từ thấp tới cao.

Ngoài ra, môn học này còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng các HS có năng khiếu văn chương. Một số yêu cầu cần đạt trong CT Ngữ văn mới có liên quan đến viết truyện, làm thơ theo một số thể thức thông thường trước hết là góp phần giúp HS đọc hiểu tốt hơn văn bản văn học, sau đó là khơi gợi hứng thú và bồi dưỡng kĩ năng sáng tác ở một số HS có năng khiếu.

1.2.3 Thực trạng phát triển năng lực văn học trong dạy học tác phẩm tự sự cho HS lớp 9

1.2.3.1. Tìm hiểu thực trạng thông qua khảo sát, phỏng vấn

Đối tượng tham gia khảo sát và phỏng vấn: GV THCS giảng dạy môn Văn năm học 2019 - 2020 của một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Trường THCS Hợp Thành, THCS Thị trấn Đu, THCS Yên Đổ. Tất cả các GV đều trình độ cao đẳng và đại học.

Tìm hiểu về việc GV tham gia Tập huấn về Phát triển năng lực cho học sinh, mức độ thông hiểu khái niệm năng lực, dạy học theo định hướng phát triển năng lực, năng lực văn học của GV: Kết quả khảo sát cho thấy: GV được tham gia các lớp tập huấn về phát triển năng lực cho HS. Tổng cộng hơn 80% GV được tham gia thường xuyên Tập huấn tại nhà trường và phòng Giáo dục. GV nắm được kiến thức căn bản về phát triển năng lực cho HS. Có đến hơn 90% GV đều nắm được các định nghĩa cơ bản về năng lực, năng lực văn học và dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên, GV mới chỉ tiếp nhận trên lý thuyết, chưa có nhiều cơ hội thực hành vận dụng nhiều trước khi đi vào trực tiếp giảng dạy, do đó khi bước đầu triển khải dạy học theo định hướng phát triển

Tìm hiểu về tài liệu GV thường sử dụng khi soạn một bài dạy tác phẩm tự sự: Kết quả khảo sát cho thấy: GV xem trọng những nguồn tài liệu do các đơn vị và tổ chức có thẩm quyền của Nhà nước ban hành vì có đến hơn phân nửa GV tham khảo sách GV ở mức độ “nhiều” và “khá” và tổng cộng có 75,5% GV tham khảo sách

Thiết kế bài giảng ở mức độ nhiềukhá. GV ý thức rằng: nội dung của sách GV do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là tham khảo, có thể thay đổi các HĐ, phương pháp trong sách cho phù hợp với đặc điểm HS, phương tiện dạy học. Dù tham khảo các nguồn tài liệu khác hay dựa trên sự hiểu biết bản thân, họ vẫn giữ “tinh thần” của sách GV nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức. Điều này cho thấy, mong muốn GV tự tìm hiểu để áp dụng một quy trình mới, một phương pháp hay kĩ thuật dạy học mới là điều không dễ dàng

Tìm hiểu việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, hình thức tổ chức bài dạy của GV: GV tổ chức đa dạng các hình thức và phương pháp dạy học

tích cực, trong đó, tổ chức hoạt động nhóm, tích hợp môn học và sử dụng hệ thống câu hỏi theo các mức độ phát triển năng lực được sử dụng thường xuyên nhiều nhất, tổng cộng chiếm đến hơn 85%.

Qua tìm hiểu về các hoạt động của HS, sự hứng thú trong giờ học tác phẩm tự sự: Kết quả khảo sát cho thấy, HS không hứng thú với môn văn chiếm tỉ lệ khá cao trên 70%. HS cảm thấy nhàm chán khi đến giờ học văn, đa phần nguyên nhân là do phương pháp giảng dạy theo lối truyền thống thầy đọc trò chép, HS không được tham gia trải nghiệm, nhiều hoạt động học tích cực nhằm phát triển năng lực và lượng kiến thức bài học còn khá nặng nề. Trong khi học, tỉ lệ HS đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp; tìm tòi khám phá tác phẩm, đứng trước lớp bày tỏ quan điểm suy nghĩ chiếm tỉ lệ thấp trên 20%. HS được tham gia nhận xét đánh giá kết quả của bạn được diễn ra khá thường xuyên chiếm trên 70%. HS được tham gia vào các trải nghiệm sáng tạo trong văn học cũng rất ít khi. Như vậy Trong các giờ học tác phẩm tự sự, HS chưa thực sự là chủ thể của hoạt động học, không có sự chủ động trong các nhiệm vụ học tập.

1.2.3.2. Tìm hiểu qua giáo án và giờ dạy của giáo viên

Những năm trở lại đây, cùng với mục tiêu chung của dạy học Ngữ văn là hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực, theo đó cấu trúc và nội dung giáo án giảng dạy môn Ngữ văn cấp THCS cũng có sự thay đổi theo hướng tích hợp và phát triển phẩm chất năng lực cho người học. Qua tìm hiểu các giáo án dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương soạn theo hướng tiếp cận nội dung, tôi thấy được những tồn tại:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực văn học cho học sinh lớp 9 trong dạy học tác phẩm tự sự hiện đại (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)