Những khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong giáo dục học sinh ở trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 101 - 113)

2.1. Đối với Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Phòng GD&ĐT cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS; quan tâm chỉ đạo các trường thực hiện tốt hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diên CMHS cũng như CMHS để gia đình thực sự gắn kết với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

2.2. Đối với chính quyền các phường trên địa bàn huyện Lục Nam

Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể cần tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách về giáo dục cho hội viên và nhân dân; kết hợp, hỗ trợ nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh.

Quan tâm phát triển công tác khuyến học khuyến tài tại địa phương, tuyên dương những gia đình hiếu học, trợ giúp thiết thực những trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn để các em có đủ điều kiện đến trường.

2.3. Đối với hiệu trưởng các trường Tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Cần xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phối hợp với CMHS; chú ý chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện công tác này.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lí, có chế độ bồi dưỡng cho GVCN và Ban đại diện HS của lớp, trường. Ví dụ: Tiền điện thoại, tiền công tác phí đến thăm gia đình…

Có biện pháp phát huy vai trò chủ thể giáo dục của các bậc CMHS và tổ chức hội CMHS, tham mưu tốt với chính quyền và đoàn thể địa phương để tạo mối quan hệ chặt chẽ nhà trường - gia đình - xã hội nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành TW (2009), Thông báo Số: 242- TB/TW, ngày 15/4/2009 kết luận của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Ban đại diện CMHS. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Điều lệ trường tiểu học.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hỏi - đáp về một số nội dung đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục Việt Nam

5. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết 29/2013/NQ-TƯ ngày 04/11/2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

6. Chủ tịch nước CHXHCNVN (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Chủ tịch nước CHXHCNVN (2014), Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2014, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Chính phủ CHXHCNVN (2010), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020”.

9. Nguyễn Thị Cảnh Dương, Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Biện pháp quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông”, ĐH Sư phạm Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục (1989), NXB Hà Nội, Hà Nội

12. Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13. Hồ Chí Minh toàn tập - Tập ký (1989), NXB Sự thật, Hà Nội

14. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10 (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 15. Phạm Minh Hạc (1986), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ

XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Phạm Minh Hạc (tổng chủ biên) (1997), Xã hội hóa công tác giáo dục, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (Chủ biên) - Lê Thị Mai Phương (2015), Giáo trình khoa học quản giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.

19. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục,

NXB Đại học Sư phạm.

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Giáo trình Giáo dục Giá trị và kĩ năng sống cho học sinh phổ thông, Bộ GD và ĐT.

21. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lí giáo dục, trường CBQLGD TW1, Hà Nội.

22. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (1991), Luật Phổ cập giáo dục tiểu học.

23. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Luật hôn nhân và gia đình

24. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lí luận giáo dục, trường CBQLGD TW1, Hà Nội.

25. Phạm Thị Tuyết (2019), Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quản lí hoạt động phối hợp giữa trường tiều tiểu học với ban đại diện cha mẹ học sinh ở Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, HV Quản lí Giáo dục.

26. Nguyễn Văn Tuân (2013), Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục “Phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề với các cơ sở sử dụng lao động”, Đại học Thái Nguyên.

27. Hùng Thắng, Thanh Hương, Bàng Cẩm (2002), Từ điển tiếng việt, NXB Thanh Niên.

28. Nguyễn Thị Thái (2013), Biện pháp quản hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh ở trường trung học cơ sở (trên địa bàn thành phố Hạ Long), Luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục học, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên.

29. Dương Văn Thạnh (2007), Quản công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường Trung học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học. Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 30. Phạm Viết Vượng (1995), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục,

Hà Nội

32. Viện Từ điển, Từ điển Tiếng Việt năm 2005 của NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội.

33. Viện Từ điển, Từ điển Tiếng Việt năm 2007 của trung tâm Từ điển học Vietlex, NXB Đà Nẵng

34. Viện Từ điển, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 3/2000

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT CBQL, GVCN, CMHS VỀ

CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Thực trạng công tác tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong giáo dục học sinh ở trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang Câu 1. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá sự cần thiết của việc tổ chức phối hợp giữa trường tiểu học với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh?

Mức độ Ý kiến đánh giá

1. Rất cần thiết 2. Cần thiết 3. Ít cần thiết 4. Không cần thiết

Câu 2. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá mức độ nhận thức của GVCN và CMHS về vai trò của các lực lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình ?

Nội dung Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1. Sự chủ động của GVCN. 2. Sự kết hợp giáo dục của CMHS. 3. Sự chỉ đạo của ban giám hiệu trường. 4. Sự cộng tác của Ban đại diện CMHS.

Câu 3. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá mức độ thực hiện của giáo viên về những công việc cần chủ động phối hợp với gia đình?

Nội dung

Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung

bình Yếu

1. Thiết lập sự liên lạc thường xuyên giữa nhà trường và gia đình.

2. Thống nhất yêu cầu giáo dục học sinh. 3. Giao ước trách nhiệm với CMHS.

Câu 4. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá mức độ CMHS thực hiện một số hoạt động phối hợp với nhà trường trong năm học 2019-2020 ?

Nội dung Ý kiến đánh giá Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Chưa thực hiện Chủ động liên lạc với GVCN. Tham dự các cuộc họp CMHS.

Đóng đầy đủ các khoản phí cho con theo quy định.

Góp ý với nhà trường về những vấn đề liên quan đến việc giáo dục.

Câu 5. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá mức độ Ban đại diện CMHS thực hiện hoạt động phối hợp với GVCN/ nhà trường ?

Nội dung

Ý kiến đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu

1. Kết hợp giáo dục đạo đức học sinh.

2. Giúp đỡ điều kiện cho các hoạt động của lớp 3. Thúc đẩy việc học tập của học sinh

4. Trợ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn 5. Vận động các CMHS thực hiện tốt trách nhiệm giáo dục con em

Câu 6. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá việc thực hiện hoạt động phối hợp của hiệu trưởng với Ban đại diện CMHS ?

Nội dung

Ý kiến đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu

1. Hỗ trợ các hoạt động của CMHS thực hiện theo nội dung đã thống nhất trong cuộc họp BĐD CMHS đầu năm.

2. Tham gia các cuộc họp định kì với Ban đại diện CMHS

3. Phối hợp với BĐD CMHS trường tổ chức các hoạt động của BĐD.

B. Thực trạng hoạt động tổ chức phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Câu 7. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá thực trạng tổ chức hội nghị CMHS đầu năm học?

Nội dung

Ý kiến đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu

1. Thời điểm tổ chức hội nghị 2. Quy trình tổ chức hội nghị 3. Nội dung hội nghị

Câu 8. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá thực trạng tổ chức Ban đại diện CMHS ? Nội dung Ý kiến đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Về thành phần BĐD CMHS.

2. Về số lượng và cơ cấu BĐD CMHS. 3. Về khả năng của BĐD CMHS.

Câu 9. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện các hình thức tổ chức phối hợp với Ban đại diện CMHS?

Nội dung

Ý kiến đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu

1. Họp Ban đại diện CMHS định kì (theo kế hoạch).

2. Họp đột xuất một số thành viên Ban đại diện CMHS để giải quyết vấn đề cụ thể. 3. Phối hợp với gia đình học sinh ở cấp lớp.

Câu 10. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá thực trạng nhà trường tạo điều kiện cho BĐDCMHS hoạt động ?

Nội dung

Ý kiến đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu

1. BĐD CMHS phổ biến Điều lệ Ban đại diện CMHS cho CMHS.

2. Cung cấp thông tin về tình hình giáo dục. 3. Định hướng cho BĐD CMHS những việc cần làm.

4. Lắng nghe ý kiến đóng góp của BĐD CMHS.

5. Giải đáp kịp thời các vấn đề cần thiết mà CMHS đạt ra cho nhà trường.

6. Ghi nhận những cống hiến của các bậc CMHS tích cực.

Câu 11.Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá thực trạng xây dựng và quản

quỹ BĐ DCMHS ?

Nội dung

Ý kiến đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu

1. Xây dựng kinh phí hoạt động từ sự ủng hộ tự nguyện của CMHS và nguồn tài trợ hợp pháp khác.

2. Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể. 3. Thống nhất giữa nhà trường và BĐD CMHS trong kế hoạch sử dụng kinh phí quỹ. 4. Đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ trong việc thu, chi kinh phí.

Câu 12. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá thực trạng BĐD CMHS trong việc hỗ trợ các nguồn lực khác ? Nội dung Ý kiến đánh giá Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Chưa thực hiện

1. Lao động giúp vệ sinh, trang trí quang cảnh sư phạm nhà trường.

2. Sửa chữa, xây dựng nhỏ (sửa cửa, sửa quạt, lắp bóng điện, sơn tường lớp,…) 3. Trồng cây, tạo sân chơi, hàng rào, bãi tập, sân khấu…

Câu 13. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá thực trạng BĐD CMHS tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ chính khóa ?

Nội dung

Ý kiến đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu

1. Tham gia sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp.

2. Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn.

3. Giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có sai phạm.

4. Khuyến nghị với chính quyền địa phương xây dựng môi trường lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

5. Phối hợp với các lực lượng xã hội khác như y tế, truyền thông, công an phường 6. Hỗ trợ trường trong giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục thẩm mĩ, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật,…

7. Phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo về phương pháp giáo dục.

Câu 14. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá mức độ giáo viên nắm vững nhiệm vụ của họ trong hoạt động phối hợp với CMHS ?

Nội dung

Ý kiến đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu

1. Thống nhất với CMHS về yêu cầu giáo dục. 2. Nắm chắc đối tượng học sinh của lớp chủ nhiệm. 3. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình học sinh.

4. Phối hợp với BĐD CMHS thực hiện theo kế hoạch chung.

5. Giao tiếp có văn hóa với CMHS. 6. Đánh giá học sinh công bằng.

Câu 15. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá mức độ sử dụng các hình thức phối hợp với CMHS của GVCN?

Hình thức Mức độ đánh giá Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Chưa thực hiện 1. Dùng sổ liên lạc (Sổ liên lạc điện tử) 2. Trao đổi qua điện thoại. 3. Mời gặp CMHS

4. Đến gia đình HS để trao đổi.

5. Thông qua Ban đại diện CMHS lớp/trường.

Câu 16. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực công tác chủ nhiệm cho GVCN ?

Nội dung

Ý kiến đánh giá

Tốt Khá Trung bình Yếu

1. Bồi dưỡng năng lực công tác chủ nhiệm cho GVCN.

2. Bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho GVCN.

Câu 17. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tổ chức phối hợp giữa trường tiểu học với BĐD CMHS?

Các yếu tố ảnh hưởng Ý kiến đánh giá Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không Ảnh hưởng

1. Điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương. 2. Các văn bản quy định hướng dẫn của ngành về quản lí hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS 3. Năng lực chỉ đạo của CBQL

4. Năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp 5. Sự tham gia ủng hộ của CMHS

Phụ lục 2

PHIẾU KHẢO SÁT CBQL, GV, CMHS VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất?

Nội dung biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi RCT CT KCT RKT KT KKT

Biện pháp 1:Tổ chức nâng cao nhận thức, vai trò về sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường với gia đình

Biện pháp 2: Tổ chức đổi mới nội dung, hình thức cuộc họp Cha mẹ học sinh của từng lớp.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch hành động chi tiết về tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong giáo dục học sinh.

Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện hiệu quả hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong giáo dục học sinh ở trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 101 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)