Tôn giáo linh báo:

Một phần của tài liệu Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười Hai: Triết Học Cổ Điển Đức từ Kant đền Hegel pot (Trang 63 - 86)

Đến đạo Gia Tô thì tôn giáo thực hiện được đối tượng của nó. Ông thần của đạo Gia Tô chính là người. Cái tính chất linh báo của đạo này bộc lộ cái chân lý: thần là người và người cũng là thần. Người tin tưởng ở thần tức là tin tưởng ở mình.

Trong biện chứng pháp của tôn giáo, Hegel có nêu được một số điểm đúng. Thí dụ: ông cho rằng chính thần là người. Nhưng người đó là người gì? Hegel cho đó là người chân chính, là bản ngã của tinh thần, là thực chất của xã hội, là lý tưởng của mọi người trong xã hội. Nhưng thực tế, lý tưởng đây không phải là chân lý của xã hội, tinh thần đây không phải là tinh thần chân chính của xã hội, không phải là ý thức xã hội do nhân dân xây dựng nên mà là ý thức của giai cấp thống trị. Quyền thống trị của ông thần tượng trưng cho quyền thống trị của giai cấp bóc lột. Quyền thống trị đó tự nhận nó là thực chất của đời sống xã hội. Hegel biện chính cho cái quyền bóc lột của nó, và giới thiệu nó như một chân lý. Hegel có phê phán tôn giáo, nhưng đồng thời tin tưởng và tái lập tôn giáo. Do đó, Hegel đi đến kết luận rằng muốn thực hiện được chân lý của tôn giáo thì phải kế thừa tôn giáo, và xây dựng một nền triết học theo hướng của tôn giáo tức là phủ định thế giới khách quan, cho thế giới khách quan là do tinh thần tạo ra. Nhưng theo Hegel, các tôn giáo đều có khuyết điểm là trình bày chân lý ấy trong phạm vi tưởng tượng. Nếu bây giờ vượt qua được phạm vi tưởng tượng đó mà tiến đến trình độ khái niệm thì sẽ nắm được chân lý. Hegel kết luận rằng cái chân lý của đạo Gia Tô (Thượng đế là người và người là Thượng đế) phải được thực hiện trong phạm vi khái niệm, tức là xây dựng một hệ thống triết học chứng minh rằng chân lý của thế giới khách quan không phải ở trong thế giới khách quan mà ở trong ý thức, trong tinh thần thể hiện bằng khái niệm thuần túy. Cái kết luận đó là bước đầu để chuyển sang hệ thống triết học, tức là hệ thống khái niệm xây dựng toàn bộ thực tại (tự nhiên và tư tưởng) trên cơ sở tinh thần. Hegel trình bày quá trình phát triển của thực tại từ tự nhiên đến xã hội chuyển lên tinh thần, và chứng minh cụ thể rằng thực tại là tư tưởng.

Chương VII - KHOA HỌC TUYỆT ĐỐI (Triết học)

Hệ thống triết học Hegel là hệ thống khái niệm qua 3 giai đoạn:

1. Luận lý học là tư tưởng thuần túy phát triển trong phạm vi khái niệm. Kết quả

của công cuộc phát triển của tư tưởng thuần tuý càng ngày càng cụ thể. Nếu mức cụ thể tuyệt đối thì biến thành tự nhiên.

2. Tự nhiên. Với những mâu thuẫn trong nội bộ phát triển chuyển lên tinh thần. Đây là tinh thần cụ thể của người ta chứ không phải là tư tưởng thuần túy nữa.

3. Tinh thần gồm 3 phần:

a) Tinh thần chủ quan (tâm lý cá nhân) b) Tinh thần khách quan (ý thức xã hội)

c) Tinh thần tuyệt đối (mỹ thuật, tôn giáo và triết học)

Phê phán

Từ tự nhiên lên là một quá trình diễn biến cụ thể và có thực, tuy rằng quan niệm theo duy tâm. Nhưng bước quá độ chuyển từ khái niệm tư tưởng thuần túy sang tự nhiên lại là một điểm huyền bí. Theo Hegel, tư tưởng xuất phát từ khái niệm đơn giản nhất là khái niệm thực tại (phạm trù thực tại). Do những mâu thuẫn trong thực tại nó chuyển lên thực chất. Vì thực tại gồm những sự vật xuất hiện một cách trực tiếp, vậy phải có liên quan với nhau. Do những liên quan ấy, ta phải nhận định rằng nó có thực chất. Trong thực chất lại xuất hiện mâu thuẫn nội bộ: mâu thuẫn giữa thực chất và hiện tượng, giữa bên trong và bên ngoài. Nếu thực chất và hiện tượng là một, thì hai cái không còn mâu thuẫn với nhau nữa, và nó chuyển lên khái niệm, tức là thực chất có thật, thực chất nắm được thực tế. Khái niệm lên đến ý niệm thì bao gồm toàn bộ thực tế, vậy ý niệm tức là tự nhiên. Đó là bước chuyển từ ý niệm sang tự nhiên.

Marx và Lénine có phê bình đoạn chuyển biến này. Cách chuyển biến này chứng minh rằng tự nhiên là chân lý của ý niệm. Do đó, tư tưởng phải bắt đầu bằng tự nhiên chứ không thể bắt đầu bằng lý luận được. Ý nghĩa chân chính của nó là ý nghĩa duy vật, và không thể nào ta giữ được lập trường tư tưởng thuần túy. Vì chính lập trường tư tưởng thuần túy cũng bắt buộc ta phải chuyển sang tự nhiên.

Nhưng tại sao Hegel đảo lộn cái chân lý ấy, và cho rằng chính tự nhiên xuất phát từ tư tưởng thuần túy? Trở lại nguồn gốc của hệ thống triết học Hegel trong cuốn

Hiện tượng luận của Tinh thần, ta sẽ thấy cơ sở của lập trường duy tâm tuyệt đối. Cơ sở đó là toàn bộ kinh nghiệm của lịch sử tư tưởng loài người từ Cổ đại đến thời kỳ cách mạng tư sản. Hegel thu thập những kinh nghiệm ấy, nhưng lại đứng về phe thống trị để mà phê phán. Hegel có bộc lộ những mâu thuẫn trong xã hội nô lệ, rồi xã hội phong kiến, nhưng Hegel đã đứng trên lập trường của chủ nô và

phong kiến. Rồi sau này, Hegel lại đứng trên lập trường giai cấp tư sản mà bộc lộ những mâu thuẫn của xã hội tư bản trong đó con người bị tha hóa. Mâu thuẫn cuối cùng trong tư tưởng tư sản là mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tế. Trong cách mạng thì giai cấp tư sản đề ra khẩu hiệu đấu tranh chống phong kiến, để thống nhất xã hội trên cơ sở tự do bình đẳng. Nhưng trong thực tế khách quan, khi cách mạng đã hoàn thành, thì nó làm ngược lại. Trong khi trình bày và phê phán mâu thuẫn đó, Hegel vẫn đứng trên lập trường tư sản: Hegel công nhận rằng lý tưởng ấy không thể thực hiện được trong thực tế, nhưng Hegel duy trì nó, và nói rằng nó có thể thực hiện được trong tinh thần. Theo Hegel, sở dĩ nó thực hiện được là nhờ có ý thức bản ngã của tinh thần, tức là tôn giáo chuyển lên hình thái triết học duy tâm tuyệt đối. Hegel đã giải quyết những mâu thuẫn của tư tưởng giai cấp thống trị trên cơ sở giai cấp thống trị. Do đó, Hegel biện chính cho chế độ thống trị trong tinh thần, trong phạm vi tư tưởng, vậy nhất định cũng phải biện chính nó trong thực tế. Xét hệ thống triết học duy tâm tuyệt đối, ta thấy Hegel đi đến chỗ biện chính cho chế độ chính trị hiện hành, tức là chế độ quân chủ lập hiến của Nhà nước Phổ[14] lúc bấy giờ. Hegel đã bác bỏ những thành tích tương đối tiến bộ của cách mạng tư sản trong giai đoạn «tự do tuyệt đối và chế độ khủng bố» và cho rằng tự do tuyệt đối không thể thực hiện được. Rồi một khi đã phát triển hệ thống triết học, ông lại kết luận rằng chính Nhà nước Phổ đã thực hiện được tự do tuyệt đối.

Vì sao với một phương pháp tư tưởng có phần căn bản chân chính, có bộc lộ được những mâu thuẫn thực sự trong lịch sử mà Hegel lại đi đến chỗ bảo thủ, đề cao chế độ Nhà nước Phổ là chế độ phản động nhất nhì ở Âu châu, sau Nga Hoàng?

Tại sao Hegel lại kết luận rằng chính chế độ quân chủ lập hiến của Phổ đã thực hiện được ý niệm tự do tuyệt đối?

Đó là vì phương pháp biện chứng ngay từ đầu đã bị lộn ngược. Ngay từ đầu, Hegel đã đứng trên lập trường của phe thống trị mà bộc lộ mâu thuẫn, từ chủ nô đến phong kiến đến tư sản. Đến giai đoạn tư sản thống trị thi Hegel đề cao tất cả những chế độ thống trị cũ, cho rằng những chế độ ấy đều là đúng, và những tôn giáo cũ đều là chân chính cả. Trong đó còn có những phần thiếu sót mà Hegel tự đảm nhận trách nhiệm sửa chữa và hoàn thành.

Nhưng dù sao, với cách sử dụng biện chứng pháp đó Hegel cũng có nắm được những phạm trù phổ cập nhất của thực tại biển chuyến, và chính những phạm trù đó lộn lại sẽ thành cái tiền đề cho phương pháp biện chứng duy vật. Marx và Engels đã có công trình rút kinh nghiệm của biện chứng pháp duy tâm và bộc lộ phần chân chính của nó, phát triển biện chứng pháp duy vật.

12-6-1956 GHI CHÚ

(Phần Hegel)

Schelling

Bản ngã không là tuyệt đối mà cả tự nhiên nữa. Tự nhiên và bản ngã là 2 mặt của thực thể tuyệt đối (khác Fichte cho bản ngã là tuyệt đối), nhưng đây là cái Tôi

tuyệt đối đã đặt ra cái tôicá nhân và khách quan. Cái tôi tuyệt đối là tôi đặt ra chân lý và nó bao gồm tự nhiên và cái tôi cá nhân. So sánh với Schelling, Kant còn cho cái tôi là hữu hạn, không biết được thế giới tự tại.

Tôi của Descartes là cá nhân và nhờ Thượng đế bảo đảm. Hai mệnh đề của Fichte hiểu theo duy vật: «Chính quá trình sáng tạo của nhân loại đã đặt ra quan hệ của

tự nhiên và cá nhân». Cả 2 quan hệ về mặt thực tiễn và lý luận đều phải thông qua cái chủ quan nhân loại - cái tôi, phổ cập và tuyệt đối - Fichte nhằm phê phán sự kiện con người sáng tạo ra xã hội tự nhiên trong đó có cá nhân.

- Đề cao lao động trí óc. Kant còn hạn chế (vật tự tại), Fichte không còn hạn chế

nhưng nội dung còn nghèo nàn và bị hạn chế trong 2 phương diện: khoa học, thực tiễn. Tôi xây dựng thế giới trong khoa học - thực hiện nhiệm vụ.

Hegel còn thêm khoa học xã hội thống nhất khoa học tự nhiên và nhiệm vụ.

Hegel là người sáng lập hệ thống triết học duy tâm. Marx đã bắt nguồn một phần ở đây.

+ Schelling đối với Jacobins[15]. Thể hiện 2 điểm:

- Duy tâm hơn Fichte là không công nhận chủ quan là tuyệt đối, vì như thế là đề cao sự sáng tạo của giai cấp tư sản. Schelling phê phán giai đoạn xuống của tư sản, chuyển biện chứng pháp chủ quan vào khách quan. Khách quan đây có tính chất thần bí ở chỗ vận dụng biện chứng pháp một cách lúng túng, không cơ sở.

Trong Schelling: tuyệt đối là một quá trình biện chứng của mỹ thuật là có thể hình dung được.

Schelling sáng tác vào giai đoạn xuống của cách mạng Pháp: Barras[16] truy tố Jacobins.

- Napoléon[17] 2 lần cũng vì sợ Jacobins, không dám kêu gọi nhân dân lúc ở Đức về, không nghe lời Lazare Carnot[18] lần 2 lúc ở đảo Elbe[19] về.

+ Biện chứng pháp của Schelling không dựa vào ý thức mà vô ý thức, còn Fichte là biện chứng pháp của ý thức «tôi» đặt... Trong Schelling, ý thức là một động cơ căn bản, không là nguồn gốc như với Fichte.

+ Kant: yếu tố biện chứng căn bản là chủ quan sáng tạo ra khách quan - sinh ra mâu thuẫn. Chủ quan tạo ra khách quan là cái mâu thuẫn với nó. Nhưng mâu thuẫn trong Kant còn máy móc, chỉ mới có hạt nhân, chưa vận dụng được phương pháp biện chứng. Fichte kế tục, không lấy lại những mâu thuẫn này nhưng dùng phương pháp.

+ Đả phá tư tưởng duy tâm: căn bản để đưa về duy ngã, vậy thì nói với ai?

- Dùng lịch sử để chứng minh là duy tâm cũng có tính chất duy vật, vì có phê phán một giai đoạn lịch sử và giai cấp nhất định.

Đến một trình độ nào tư tưởng Kant hạn chế khoa học:

- Thực tế khoa học tự nhiên bị bế tắc (sinh vật... vì không có điều kiện xây dựng một số thực nghiệm hay đặt một số vấn đề).

+ Ý thức cảm giác: Căn bản là sự tranh luận giữa hai phái cảm giác và khái niệm.

Phái cảm giác cho cái căn bản là cảm giác, còn khái niệm và lý luận là suông (có

cả duy tâm và duy vật). Phái khái niệm là hệ thống từ Platon-Hegel cho cái mà

nắm vững là đại thể, khái niệm.

(Liên hệ: cảm giác chủ nghĩa và hình thức chủ nghĩa, lý luận suông). Truyền thống có từ Cổ đại cho đến bây giờ. Hegel tổng kết thôi: Hegel lấy cảm giác với ngay nội dung của nó. Phân tích và nêu mâu thuẫn trong nó. Cảm giác thay đổi luôn, không có gì nắm vững chắc (Phật cho thế gian là mơ hồ), cái mà ta tưởng nắm được trong cảm giác có tính cá thể thì sự thực chỉ là khái niệm, đại thể. Đối tượng cảm giác biến chuyển luôn, nên tư tưởng ngây thơ của cảm giác thực ra rất mơ hồ. Lúc cảm giác muốn định nghĩa một cá thể phải dùng những khái niệm đại thể.

(Cuộc tranh luận Platon-Héraclite)

Phê phán của Hegel từ trong, nằm trong cảm giác trên mâu thuẫn của nó. Điểm duy tâm của Hegel là chỉ nêu mâu thuẫn trong tinh thần, và chỉ tinh thần thôi, nên đi đến chỉ có đại thể là thực tại, thoát hẳn kinh nghiệm. Hegel lộn đầu: một khái niệm là do một mức của phát triển sản xuất, lúc đó ta mới có mâu thuẫn trong cảm giác, và đòi hỏi một sự nắm vững chắc, nhưng Hegel không thấy sự phản ánh thực tế đó, mà cho quá trình ấy hoàn toàn ở tinh thần, không dựa vào đâu, nên duy tâm lộn đầu.

+ Tri giác: đã nắm được đại thể nhưng còn có tính chất cảm giác, những thuộc tính mà ta nhằm trong cảm giác - mâu thuẫn tính đại thể của thuộc tính và tính cá thể của vật có thuộc tính đó. Do sự gắn liền với cảm giác với cá thể nên tri giác vẫn chưa nắm được. Giải quyết: lấy sự thay đổi theo cá thể là do sai lầm chủ quan như thô sơ xây dựng được một đối tượng có tính chất khách quan.

Nhưng lại xuất hiện mâu thuẫn mới: những vật mà tôi định nghĩa là những vật cá thể có liên quan với nhau, vậy cái gì là chân lý, vật ấy hay quan hệ của chúng. Thực ra vật thể luôn biến đổi, vậy nó không thể là chân lý, vậy có quan hệ của chúng là có nghĩa, quan hệ này là siêu giác, ta tính toàn bằng trí tuệ.

Thực tế, khoa học cận đại phát hiện quan hệ là khẳng định và bổ túc thêm sự tồn tại của thực tế, nhận định tri giác và cảm giác trên cơ sở của chúng, nhưng Hegel phủ định hoàn toàn và chỉ giữ lấy quan hệ hoàn toàn trong tinh thần nên phủ định thực tại.

Về điểm này Hegel chỉ tổng kết triết học duy tâm cận đại thôi (Descartes, Kant: phê phán quan niệm thuộc tính, đặt quan hệ toán pháp là nội dung thực tế - phê phán tri giác). Nhưng Hegel đã mô tả đúng trong tinh thần, và đặc sắc là cách vận dụng phương pháp (cái bàn nếu định nghĩa bằng chất gỗ, vuông, tròn thì ta chưa thực nắm được mà bằng công thức của gỗ và những phản ứng của nó chẳng hạn thì chúng ta nắm được tính chất hơn, nhưng Hegel cho chỉ định nghĩa theo cách 2 mới nắm được còn cách đầu bị phủ định).

+ Không phải học thuyết triết học như Hegel quan niệm: ví dụ phương pháp cảm giác tức phương pháp luận lý triết học lấy cảm giác làm căn cứ.

+ Ý thức bản ngã

Mâu thuẫn đại thể và cá thể trong Hoài nghi: Đại thể là chân lý giá trị, cá thể là vô giá trị. Hoài nghi cho mọi cái là vô giá trị, nhưng như thế nó có một giá trị tuyệt đối (tự đề cao). Thực ra, lúc phê phán sự việc cũng là tự phê phán, nhưng nó vẫn đi đôi với tự đề cao về phương diện cảm thức. Ý thức hoài nghi đi từ cái nọ sang cái kia, nhưng nó nắm cả 2 (phê phán và đề cao) - trong lịch sử tư tưởng, để đáp lại Hoài nghi có một cách: «Chủ nghĩa hoài nghi có giá trị không?» - Lúc đặt hai

Một phần của tài liệu Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười Hai: Triết Học Cổ Điển Đức từ Kant đền Hegel pot (Trang 63 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)