Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 52)

Bƣớc đầu tiên của việc phân tích kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả để có cái nhìn khái quát về kết quả nghiên cứu. Bộ dữ liệu gồm 220 quan sát đƣợc thu thập từ 25 NHTM trong khoảng thời gian 9 năm từ 2007-2015, các số liệu chủ yếu đƣợc lấy từ BCTC của các NHTM. Sau khi xử lý số liệu với phần mềm Stata 13.0, đƣợc thống kê mô tả ở bảng 4.1 dƣới đây:

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến Biến Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn ROA 220 0.0001 0.0595 0.0101 0.0071 ROE 220 0.0008 0.2846 0.0969 0.0606 FO 220 0 0.300 0.0827 0.1099 LNTA (tỷ đồng) 220 2,036 850,669 52,5560 154.68 ETA 220 0.0426 0.4624 0.1176 0.0658 LATA 220 0.0451 0.6064 0.2074 0.1165 CAR 220 0.0662 0.5550 0.1569 1.3250 NPL 220 0 0.0844 0.0206 0.0118

Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng

Dựa vào bảng 4.1, suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của các NHTM trong mẫu nghiên cứu khá đồng đều đƣợc thể hiện qua độ lệch chuẩn tƣơng đối nhỏ 0.0071. Trong giai đoạn này, ROA trung bình của các NHTM là 1.01% và giá trị cao nhất là 5.95%. Đây là ROA của ngân hàng Liên Việt khi mới thành lập vào năm 2008. Giá trị ROA nhỏ nhất là 0.01%, là giá trị ROA của ngân hàng Quốc Dân năm 2012, một năm đầy những khó khăn của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam liên quan đến các vi phạm của các cán bộ cấp cao ngân hàng cũng nhƣ các vấn đề về nợ xấu và sở hữu chéo.

Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTM nằm trong khoảng từ 0.08% đến 28.46%, giá trị trung bình là 9.68% . Giá trị ROE cao nhất là giá trị mà ngân hàng Á Châu đạt đƣợc năm 2008 và giá trị nhỏ nhất là giá trị của ngân hàng Quốc Dân năm 2012. So sánh giữa ROA và ROE ta thấy sự biến động của ROE giữa các ngân hàng mạnh hơn sự biến động của ROA với độ lệch chuẩn là 0.0606 và 0.0071.

Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài (FO)

Dựa vào bảng 4.1 có thể thấy, tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài ở Việt Nam ở các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 nằm trong khoảng từ 0% đến 30% và tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài trung bình đối với 220 quan sát này là 8.27%. Tỷ lệ sở hữu tối đa là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã thu hút một lƣợng lớn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Cụ thể: nếu trƣớc khi gia nhập WTO năm 2007 chỉ có 6 NHTM có nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài tham gia thì sau hội nhập, Việt Nam đã có thêm 17 NHTM có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia góp vốn (Nguyễn Thị Mùi (2013)).

Quy mô của các ngân hàng thƣơng mại trong nghiên cứu này nằm trong khoảng từ 2,036 tỷ đồng đến 850,669 tỷ đồng. Giá trị nhỏ nhất với 2,036 tỷ đồng là giá trị tổng tài sản của ngân hàng Bản Việt năm 2007. Giá trị lớn nhất với 850,669 tỷ đồng là giá trị tổng tài sản mà ngân hàng Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt Nam đạt đƣợc năm 2015.

Vốn chủ sở hữu so với tống tài sản (ETA)

Vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của các ngân hàng đƣợc nghiên cứu nằm trong khoảng từ 4.26% đến 46.24% và giá trị trung bình là 11.76% . Do kế hoạch sử dụng đòn bẩy tài chính của mỗi ngân hàng khác nhau nên có sự chênh lệch lớn giữa các ngân hàng ở chỉ tiêu này. Giá trị ETA lớn nhất thuộc về ngân hàng Liên Việt khi mới thành lập năm 2008 và giá trị ETA nhỏ nhất là của ngân hàng Á Châu năm 2011.

Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LATA)

Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản trong bài nghiên cứu nằm trong khoảng từ 4.51% đến 60.64%. Giá trị trung bình là 20.74% cho thấy 20.74% giá trị tài sản ngân hàng là giá trị thanh khoản cao đáp ứng đƣợc nhu cầu vay mới hay biến động nhu cầu rút tiền một cách kịp thời của khách hàng. Tùy từng tình hình thực tế cụ thể và phong cách điều hành của nhà quản trị mà mỗi ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ này ở một mức nhất định khác nhau. Ngân hàng giữ tỷ lệ này cao nhất là ngân hàng Đông Nam Á với mức 60.64% năm 2011 và ngân hàng giữ tỷ lệ này thấp nhất là ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng năm 2011 ở mức 4.51%.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong bài nghiên cứu trong giai đoạn 2007-2015 là 2.06%. Giá trị nhỏ nhất là 0% thuộc về ngân hàng TPBank khi mới thành lập năm 2008 và giá trị cao nhất là 8.44% thuộc

về ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex năm 2012. Năm 2012 là một năm đầy khó khăn đối với các ngân hàng về vấn đề nợ xấu tăng cao, sở hữu chéo, các vi phạm của các lãnh đạo cấp cao bị phát hiện…

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

Tỷ lệ an toàn vốn trong bài nghiên cứu nằm trong khoảng từ 6.62% đến 55.5%. Giá trị trung bình là 15.69% cao hơn nhiều so với quy định hiện nay là 8%. Giá trị nhỏ nhất là CAR của BIDV năm 2008 và giá trị CAR cao nhất là của ngân hàng Bản Việt năm 2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 52)