Các lực lượng phối hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 92)

3 Điều kiện kinh tế xã hội

của địa phương 15 25.9 26 44.8 12 20.7 5 8.6 2.88 7 4 Năng lực quản lý của

hiệu trưởng 31 53.4 18 31.0 9 15.5 0 0.0 3.38 2

5

Năng lực của GV trong phát triển chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

26 44.8 22 37.9 10 17.2 0 0.0 3.28 3

6

Đặc điểm về sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

22 37.9 23 39.7 13 22.4 0 0.0 3.16 4

7 Điều kiện CSVC của

nhà trường 18 31.0 25 43.1 15 25.9 0 0.0 3.05 5

Qua bảng 2.16 cho thấy: Các yếu tố ảnh hưởng quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh được các khách thể điều tra đánh giá với điểm trung bình là 3.19 (mức độ khá). Bảng kết quả trên cho thấy mức độ ảnh hưởng và sắp xếp thứ bậc ảnh hưởng từ cao xuống thấp lần lượt như sau:

Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đó là “Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục về phát triển chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” với ĐTB=3.55. Rõ ràng quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và của ngành giáo dục là hết sức quan trọng. Đây là cơ sở pháp lý để hiệu trưởng nhà trường thực hiện các hoạt động quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi, giúp cho chương trình giáo dục càng ngày trở nên bài bản hơn, có chiều sâu hơn và thiết thực với trẻ hơn.

Yếu tố ảnh hưởng thứ hai là “Năng lực quản lý của hiệu trưởng” với ĐTB=3.38. Hiệu trưởng nhà trường mà có có năng lực quản lý tốt điều này sẽ tác động tích cực đến hiệu quả phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi trong nhà trường. Đó là cơ sở giúp cho hiệu trưởng nhà trường thực hiện có hiệu quả quá trình quản lý trường học cũng như xây dựng kế hoạch phát triển chương trình đào tạo, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá… và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của ngành.

Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là “Yếu tố năng lực và phẩm chất sư phạm của GV trong phát triển chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” với ĐTB=3.28. Đội ngũ GV chính là những người trực tiếp thực hiện toàn bộ qui trình phát triển chương trình nhà trường, do vậy chất lượng của đội ngũ GV có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển chương trình. Để làm tốt việc phát triển chương trình thì ngoài trình độ chuyên môn, GV cần phải có các kiến thức xã hội đủ rộng để có thể xác định mục tiêu chương trình giáo dục một cách chính xác, thiết kế chương trình và thực thi một cách có hiệu quả. Tuy nhiên trong đội ngũ GV hiện nay tuy họ có năng lực chuyên môn tốt song còn hạn chế về năng lực phát triển chương trình, nhất là nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường chưa thật đầy đủ.

Yếu tố ảnh hưởng thứ tư là “Đặc điểm và sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” với ĐTB=3.16. Chất lượng học sinh là căn cứ quan trọng trong việc phát triển chương trình nhà trường. Bất kỳ một chương trình nào cũng cần phải phù hợp với năng lực học sinh, vì vậy chất lượng của học sinh là đối tượng quan trọng trong việc xác định nhu cầu phát triển chương trình.

Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh như: “Điều kiện CSVC của nhà trường” với ĐTB=3.05 xếp thứ 5; “Các lực lượng phối hợp” với ĐTB=2.93 xếp thứ 6; “Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương” với ĐTB=2.88 xếp thứ 7.

2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng

2.5.1. Những ưu điểm

Hiệu trưởng nghiên cứu nghị quyết, văn bản, chỉ đạo từ cấp trên trong phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi từ đó triển khai tới toàn bộ đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Chính vì thế phần lớn CBQL, GV có nhận thức đúng về khái niệm, chương trình mầm non, chương trình giáo dục, phát triển CTGD,... nhận thức đúng về tầm quan trọng trong thực hiện phát triển chương trình giáo dục, sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Chương trình giáo dục mầm non của trường đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lí được thiết kế một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của trẻ.

Hiệu trưởng đã bước đầu sử dụng các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra...từ đó đã góp phần cải thiện dần hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung và phát triển chương trình giáo dục nói riêng.

Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục ngay từ đầu năm học. Đây là cơ sở và căn cứ hướng dẫn giáo viên thực hiện phát triển chương trình trong suốt năm học.

Nhà trường đã tổ chức, chỉ đạo thống nhất từ hiệu trưởng tới các tổ nhóm chuyên môn, tới giáo viên trong hoạt động phát triển chương trình giáo dục.

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển chương trình giáo dục đã triển khai vào cuối năm, đây là cơ sở giúp nhà trường đánh giá đúng chất lượng giáo viên, cũng như xem xét thi đua năm học cho giáo viên.

Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ GV có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và tinh thần cao trong công việc, tập thể sư phạm đoàn kết có tinh thần hỗ trợ nhau trong quá trình chăm sóc trẻ.

Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao, xây dựng được niềm tin yêu với cha mẹ trẻ và nhân dân trên địa bàn.

2.5.2. Những hạn chế

Bên cạnh những mặt được nêu trên, quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh còn có một số hạn chế sau:

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình giáo dục cho GV các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi Thành phố Cẩm Phả, còn chưa được chú trọng. Chính vì vậy, còn rất nhiều GV bị lung túng trong việc thực hiện và triển khai hoạt động phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 -6 tuổi.

- Phương pháp, hình thức giáo dục còn chưa kịp thời đổi mới, hầu hết các GV chỉ áp dụng phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống, cho nên chưa tạo ra sự hứng thú, tích cực trong học tập của học sinh.

- Việc phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi đòi hỏi phải có cơ sở vật chất phù hợp. Tuy nhiên hiện nay cơ sở vật chất trong các nhà trường còn nhiều thiếu thốn. Điều này đòi hỏi hiệu trưởng cần hoàn thiện các điều kiện phục vụ công tác phát triển và quản lí phát triển chương trình giáo dục.

- Việc phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi chưa phát huy được vai trò của các bên liên quan, dẫn đến việc khó khăn trong kinh phí phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi.

- Hiệu trưởng nhà trường chưa thực hiện tốt công tác tham mưu cho cơ quan quản lý giáo dục cấp trên về quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ, chính vì thế nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục hiện nay chưa phù hợp với đặc điểm học sinh là người dân tộc miền núi.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Đa số cán bộ quản lý làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân chưa coi trọng công tác chiến lược, kế hoạch và qui trình trong quá trình phát triển chương trình đào tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Do lối tư duy về nội dung giáo dục và phương pháp tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá cũ đã thấm sâu trong nhận thức của một bộ phận GV lớn tuổi, phụ huynh nên công tác chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi đôi khi còn gặp khó khăn.

Quản lý chương trình giáo dục mầm non là một vấn đề rất quan trọng với các trường mầm non. Chương trình khung cho phép các trường được tăng quyền tự chủ được điều hành trong quản lý chuyên môn. Vì vậy, quá trình phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi đôi khi còn gặp nhiều bỡ ngỡ.

Chế độ chính sách, cơ chế với cán bộ quản lý, GV tuy đã được cải thiện nhiều song chưa thực sự đáp ứng cả về vật chất lẫn tinh thần cho GV tham gia vào hoạt động phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Quá trình tổ chức quản lý khai thác và sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả các thiết bị CSVC hiện có.

Việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học trong các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn do đặc diểm tình hình kinh tế của địa phương, của nhân dân miền núi.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, tác giả nhận thấy bước đầu các trường đã đạt được những kết quả nhất định như: Phần lớn CBQL, GV có nhận thức đúng về khái niệm, chương trình mầm non, chương trình giáo dục, phát triển CTGD,... nhận thức đúng về tầm quan trọng trong thực hiện phát triển chương trình giáo dục, sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường; Chương trình giáo dục mầm non của trường đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lí được thiết kế một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của trẻ; Hiệu trưởng đã bước đầu sử dụng các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra...từ đó đã góp phần cải thiện dần hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung và phát triển chương trình giáo dục nói riêng.

Tuy nhiên thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vẫn còn hạn chế như:

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình giáo dục cho GV các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, còn chưa được chú trọng.

- Phương pháp, hình thức giáo dục còn chưa kịp thời đổi mới, hầu hết các GV chỉ áp dụng phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống, cho nên chưa tạo ra sự hứng thú, tích cực trong học tập của học sinh.

- Cơ sở vật chất trong các nhà trường còn nhiều thiếu thốn.

- Việc phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi chưa phát huy được vai trò của các bên liên quan.

- Hiệu trưởng nhà trường chưa thực hiện tốt công tác tham mưu cho cơ quan quản lý giáo dục cấp trên về quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ.

Tất cả thực trạng nghiên cứu trên là cơ sở thực tiễn gợi mở cho việc đề xuất và hoàn thiện các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THUỘC ĐỊA BÀN MIỀN NÚI

THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.

Đảm bảo tính mục tiêu trong xây dựng biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng mục tiêu chung của cấp học mầm non và mục tiêu giáo dục theo độ tuổi.

Tính mục đích đòi hỏi tất cả các hoạt động giáo dục đều phải được thực hiện theo mục đích của quá trình dạy học nhằm hướng đến mục đích của giáo dục mầm non nói chung. Hiệu trưởng nhà trường khi đưa ra các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi phải bắt đầu từ việc xác định nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học... đều phải hướng đến mục đích, mục tiêu giáo dục của cấp mầm non, vừa phù hợp với nội dung, với mục tiêu chung, vừa phải phù hợp với lứa tuổi trẻ 5 - 6 tuổi. Các biện pháp được đề xuất là công cụ giúp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn quản lý tốt hoạt động phát triển chương trình giáo dục của nhà trường. Thực hiện tốt các biện pháp đề xuất, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao quản lý hoạt động Phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi mới trong nhà trường.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học

Để quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, các giải pháp cần đảm bảo tính tính khoa học, tức là phải phù hợp với các lý thuyết về khoa học quản lý, phù hợp với tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của địa phương, điều kiện phát triển của từng trường và nhu cầu học tập của học sinh. Biện pháp quản lý phải phù hợp với nội dung, chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Luật giáo dục.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất các biện pháp quản lý phát triến chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh phải được đặt trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của địa phương cũng như các yếu tố khách quan, chủ quan. Biện pháp quản lý phát triến chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng dựa trên các luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp phải xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương, có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của người hiệu trưởng trường mầm non một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng của mình. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo sát một cách có căn cứ khách quan, có khả năng thực hiện rộng rãi và điều chỉnh ngày càng hoàn thiện. Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác.

3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phát triển dựa trên sự kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại, là quá trình giải quyết các mâu thuẫn nội tại trong việc quản lý phát triến chương trình giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 92)