Hoạt động khác:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần di truyền học (sinh học 12 trung học phổ thông)​ (Trang 51 - 111)

gợi ý trong kế hoạch của nhà trường, nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời mục tiêu.

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

- Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó.

- Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động.

- Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kỹ năng, thái độ và định hướng giá trị.

- Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng :

+ Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động + Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động

+ Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò

+ Tùy theo chủ đề của HĐ TNST ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.

+ Khi xác định được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:

Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?).

Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?

Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?

Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động

- Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động.

- Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đẩy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện.

- Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng.

- Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.

- Ví dụ: “Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”. Hình thức thảo luận là chủ đạo, có thể xen kẽ hình thức văn nghệ, trò chơi hoặc đố vui.

- Trong “Diễn đàn tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, nên chọn hình thức báo cáo, trình bày, thuyết trình về vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc làm chính, kết hợp với thi đàn, hát dân ca, trò chơi dân gian hoặc gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu… để tăng tính đa dạng, tính hấp dẫn cho diễn đàn.

Bước 5: Lập kế hoạch

- Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẫn chỉ là những ước muốn và hy vọng, mặc dù có tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng. Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch.

- Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực - vật lực - tài liệu) và thời gian, không gian… cần cho việc hoàn thành các mục tiêu.

- Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiên mỗi một mục tiêu. Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Đó là điều mà bất kỳ người quản lý nào cũng mong muốn và cố gắng đạt được.

- Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó cũng không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn.

- Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu.

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

- Trong bước này, cần phải xác định: + Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?

+ Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? + Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? + Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân. + Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc.

- Để các lực lượng tham gia có thể phối hợp tốt, nên thiết kế kế hoa ̣ch trên các cột. Ví du ̣: TT Nội dung, tiến trình Thời gian, thờ i ha ̣n Lực lươ ̣ng tham gia Người chịu trách nhiệm chính Phương tiện thực hiện, chi phí Địa điểm, hình thứ c Yêu cầu cần đạt (hoặc sản phẩm) Ghi chú

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động

- Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.

- Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.

- Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động.

Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.

2.3.2. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Di truyền học

Dựa trên quy trình thiết kế HĐ TNST của tác giả Ngô Thị Thu Dung và mô hình tổ chức HĐ TNST trong dạy học sinh học, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế HĐ TNST phù hợp với việc dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12 ở trường phổ thông theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề hoạt động

Căn cứ vào cấu trúc nội dung phần Di truyền học - Sinh học 12 để lựa chọn những chủ để hoạt động phải đảm bảo vừa sức với lực học của HS trong nhà trường và phải hấp dẫn, lôi cuốn được HS.

Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động

Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần đạt được của HS sau hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Bước 3: Xác định nội dung

Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các

nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đẩy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện.

Nội dung 1: Tên hoạt động (diễn đạt ngắn gọn) Nội dung 2: Tên hoạt động (diễn đạt ngắn gọn) Nội dung 3: Tên hoạt động (diễn đạt ngắn gọn) Nội dung 4: Tên hoạt động (diễn đạt ngắn gọn)

Phần này mô tả một cách ngắn gọn tên các nội dung trong hoạt động, cấu trúc tổng thể bao gồm những hoạt động nào.

Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng.

Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.

Bước 4: Lập kế hoạch

- Lập kế hoạch tổng thể Lực lượng tham gia.

Những chuẩn bị của giáo viên, học sinh về tài liệu học tập, dụng cụ học tập. Thời gian tổ chức hoạt động, không gian tổ chức hoạt động, địa điểm tổ chức hoạt động.

Phương tiện được sử dụng trong tổ chức hoạt động học tập. - Lập kế hoạch chi tiết

Mô tả chi tiết mục tiêu và các bước tiến hành hoạt động của các nội dung. Đối với những hình thức phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời như: tham quan, chiến dịch tình nguyện… thì cách thiết kế cần đảm bảo các yêu cầu về hình thức đã chọn. Logic của các hoạt động cần đảm bảo yêu cầu học tập trải nghiệm và sáng tạo.

Trong các hoạt động cần chú ý phân bố và đảm bảo các loại hoạt động mang tính đặc thù của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Cần đảm bảo yêu cầu thống nhất giữa lý thuyết và thực hành. Đặc biệt nhấn mạnh trong chuỗi hoạt động này cần có hoạt động thực hành sáng tạo.

Bước 5: Đánh giá sản phẩm và điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch hoạt động

Yêu cầu học sinh chia sẻ về các bài thu hoạch hoạt động của mình.

Giáo viên gợi ý học sinh đọc thêm, luyện tập bổ sung, khuyến khích tìm kiếm tư liệu và chỉ dẫn thư mục bổ ích, nêu nên những giả thuyết hoặc những luận điểm có tính vấn đề để động viên các em suy nghĩ tiếp tục trong quá trình học tập sau bài học.

Tùy theo từng chủ đề hoạt động, giáo viên có thể lựa chọn và sử dụng các nội dung, phương pháp, quy trình, kỹ thuật đánh giá phù hợp. Nên lựa chọn những kỹ thuật đánh giá nhanh nhằm đánh giá một cách sơ bộ mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ, sản phẩm HĐ TNST của học sinh so với mục tiêu đặt ra.

Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.

Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.

Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động.

2.4. Một số ví dụ thiết kế HĐ TNST trong dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12

Tên hoạt động: TỔ CHỨC HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT BÌNH

YÊN THÁI NGUYÊN THAM QUAN BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO- VIỆN KHOA HỌC SỰ SỐNG

Bước 1: Lựa chọn chủ đề hoạt động

Căn cứ vào chương trình giáo dục của nhà trường và nội dung kiến thức phần Di truyền học, chúng tôi nhận thấy kiến thức phần ứng dụng Di truyền học gắn liền trong thực tiễn đời sống. Vì vậy để HS có thể hiểu sâu sắc về ứng dụng của di truyền học trong thực tiễn và các giá trị cũng như tầm quan trọng của di truyền học đối với cây trồng, chúng tôi đã lựa chọn chủ đề thăm quan bộ môn công nghệ tế bào để các em có những trải nghiệm thực tế.

Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động

Sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo này yêu cầu học sinh cần đạt được: - Kiến thức

+ Củng cố kiến thức phần ứng dụng di truyền học trong đời sống. + Hiểu biết về giá trị các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào.

+ Thấy được tầm quan trọng,vị trí chiến lược của các thành tựu trong nghiên cứu thực vật, lâm nghiệp, và đồng ruộng nhờ công nghệ nuôi cấy mô tế bào.

+ Vận dụng kiến thức các môn hóa học, vật lý, sinh học để tìm hiểu về các kỹ thuật trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào.

- Kỹ năng

+ Biết cách thực hiện một số kỹ thuật trong quy trình nuôi cấy mô tế bào. + Rèn khả năng nói, kỹ năng thuyết trình kết hợp với điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt… + Vận dụng các kiến thức đã học để sáng tạo ra các sản phẩm học tập gắn với chủ đề. + Hình thành một số kỹ năng nghiên cứu khoa học: Thu thập, phân tích số liệu, viết báo cáo khoa học…

- Thái độ

+ Chủ động liên hệ, vận dụng kiến thức các môn học vào việc nghiên cứu,. + Tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm: Tham quan và nghiên cứu các giống cây trồng vật nuôi.

+ Có thái độ trân trọng và ý thức bảo tồn giống vật nuôi, cây trồng. - Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác.

- Năng lực sáng tạo.

Bước 3: Xác định nội dung, phương tiện

Nội dung 1: Tiến hành tìm hiểu về viện khoa học sự sống.

Nội dung 2: Trải nghiệm, tham quan, nghiên cứu trực tiếp về bộ môn công nghệ tế bào tại viện khoa học sự sống.

Nội dung 3: Trải nghiệm hoạt động “Chúng em làm kỹ thuật viên”. Nội dung 4: Hoạt động sáng tạo về sản phẩm báo cáo.

Bước 4: Lập kế hoạch

- Lập kế hoạch tổng thể

Địa điểm: Trường THPT Bình Yên

Lực lượng tham gia: các giáo viên bộ môn liên quan hóa học, vật lý, sinh học, GDCD; cán bộ thư viện trường THPT Bình Yên, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh.

LỊCH TRÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM KHỐI 12

Thời

gian Địa điểm Nội dung hoạt động Người thực hiện, hướng dẫn Yêu cầu sản phẩm đạt được 6h30- 7h00 Trường THPT Bình Yên - Tập trung học sinh - Kiểm tra đồ dùng học tập, quân tư trang

- Giới thiệu hành trình và nội dung buổi học

GVCN 7h00- 8h30 Ô tô chở HS, GV xuất phát từ trường THPT Bình Yên

- HS Giới thiệu nét nổi bật về Viện Khoa Học Sự Sống - Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đặc biệt bộ môn công nghệ tế bào mà các em đã tìm hiểu trước (vị trí địa lý, công việc chủ yếu, thành quả đạt được…) GVCN + GV giảng chính + GV trợ giảng 8h30- 9h30 - Thăm viện khoa học sự sống + Phòng công nghệ tế bào +Phòng vi sinh + Phòng sinh thái và môi trường

Nội dung 1: Tiến hành tìm hiểu về viện khoa học sự sống

- Đoàn nghe hướng dẫn viên điểm giới thiệu khái quát về viện khoa học sự sống đặc biệt là bộ môn công nghệ tế bào - Cán bộ của viện khoa học sự sống - Nhật kí ghi chép những đặc điểm nổi bật về Viện khoa học sự sống và đặc biệt là bộ môn CNTB - Hình ảnh 9h30- 11h

Nội dung 2: Trải nghiệm, tham quan, nghiên cứu trực tiếp về bộ môn công nghệ tế bào tại viện khoa học sự sống

- Tìm hiểu về quy trình nuôi cấy mô tế bào

Giáo viên bộ môn, cán bộ viện khoa học

sự sống

Nhật kí ghi chép về đặc điểm của cây lan kim tuyến và các quy trình kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào

- Hình ảnh

- Đoạn phim về quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào.

Thời

gian Địa điểm Nội dung hoạt động Người thực hiện, hướng dẫn Yêu cầu sản phẩm đạt được 11h30 Nhà hàng - Ăn trưa - Nghỉ trưa 30 phút trên xe - Tổ chức các trò chơi trên xe: trò chơi, văn nghệ - Chuẩn bị hành trang cho buổi chiều

GVCN, PHHS

13h30- 14h30

Nội dung 3: Trải nghiệm hoạt động “Chúng em làm kỹ thuật viên”

- HS thao tác một số bước trong quy trình nuôi cấy mô tế bào

- Tìm hiểu quy trình đưa giống ra vườn ươm và thao tác kỹ thuật đưa giống ra vườn ươm

Thực hành một số bước trong kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào và kỹ thuật đưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần di truyền học (sinh học 12 trung học phổ thông)​ (Trang 51 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)