2. Cấu trúc luận văn
1.6.3. Mô hình nhân bản chính-phụ
Theo [1, 2], để hiểu được mô hình này trước tiên ta phải hiểu khái niệm “Replication” là gì. Replication có ý nghĩa là “nhân bản”, là có một phiên bản giống hệt phiên bản đang tồn tại, đang sử dụng.
Với cơ sở dữ liệu, nhu cầu lưu trữ lớn, đòi hỏi cơ sở dữ liệu toàn vẹn, không bị mất mát trước những sự cố ngoài dự đoán là rất cao. Vì vậy, người ta nghĩ ra khái niệm “nhân bản”, tạo một phiên bản cơ sở dữ liệu giống hệt cơ sở dữ liệu đang tồn tại, và lưu trữ ở một nơi khác, đề phòng có sự cố.
Phiên bản cơ sở dữ liệu phục vụ ứng dụng được lưu trữ trên bản chỉnh. Phiên bản cơ sở dữ liệu “nhân bản” được lưu trữ trên bản phụ. Quá trình nhân bản từ bản chính sang bản phụ gọi là replication.
Khi có một thay đổi trên cơ sở dữ liệu bản chính, bản chính sẽ ghi xuống log file (log ở dạng nhị phân). Bản phụ đọc log file, thực hiện những thao tác trong log file. Việc ghi, đọc log theo dạng nhị phân được thực hiện rất nhanh.
Tại thời điểm hoạt động bình thường mọi request sẽ được đưa đến bản chính. Khi bản chính gặp sự cố, request sẽ được đẩy qua bản phụ xử lí. Khi bản chính hoạt động lại bình thường, request sẽ được trả về cho bản chính. Cơ chế chuyển đổi request giữa các bản chính-phụ khi một trong số chúng gặp sự cố nhưng không làm ảnh hưởng gì đến hệ thống được gọi là quá trình chuyển đổi dự phòng (failover).
Master Slave
Replication
1.6.4. So sánh các mô hình
Bảng 1.1: So sánh các mô hình phân tán
Hệ phân tán Ưu điểm Nhược điểm
Hệ khách chủ
Tương đồng hệ cơ sở dữ
liệu tập trung Khó khăn trong quản lý các giao dịch người dung; Đòi hỏi máy chủ đủ mạnh để tiếp nhận nhiều request từ phía người dung Hệ ngang hàng CSDL không cần đồng nhất; Có thể xử lý tính toán, request trên các nền tảng khác nhau Khó xây dựng Hệ nhân bản chính - phụ
Dữ liệu được backup thường xuyên;
Hỗ trợ quá trình chuyển đổi dự phòng
Cần có khoảng thời gian để dữ liệu giữa các bản đồng nhất với nhau