- Xây dựng kế hoạch đăng ký bồi dưỡng cho TTCM
- Mỗi GV cần xác định mục tiêu môn học, năng lực cần đạt, tổ chức nghiên cứu, đánh giá nội dung hàng năm với môn Ngữ văn.
- Đăng ký bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn ngữ văn cho bản thân. - Nộp giáo án, kế hoạch trong DH Ngữ văn theo chương trình GD phổ thông mới.
- Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá kế hoạch DH Ngữ văn theo chương trình GD phổ thông mới.
* Đối với học sinh
- Nghiêm túc thực hiện theo lộ trình kế hoạch học môn ngữ văn mà GV giao - Chủ động tích cực học tập môn ngữ văn theo kế hoạch.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp
- Hiệu trưởng cần thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo yêu cầu mới với việc DH Ngữ văn theo chương trình GD phổ thông mới hiện nay để chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện.
- CBQL, GV Ngữ văn cần thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn, tổ chức tham quan các mô hình về xây dựng nhà trường, xây dựng nội dung môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Hiệu trưởng xây dựng quy chế đánh giá, các chế độ cho GV trong việc xây dựng nội dung chương trình bổ sung, hoàn thiện cho môn Ngữ văn.
3.2.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ
văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp giáo viên biết lựa chọn phương pháp đổi mới các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới qua đó giúp học sinh phát triển năng lực tự học, năng lực cảm nhận các tác phẩm văn học, tư duy, phương thức học tập suốt đời trong một xã hội học tập.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng tổ chức tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nói chung, đặc biệt với môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng.
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới phải biết phát huy có chọn lọc tinh hoa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại phải được thực hiện đồng bộ với các hình thức tổ chức dạy học để đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng nên khuyến khích giáo viên mở rộng các
hình thức dạy học như dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học qua kênh băng hình, dạy học ở trong lớp, ở ngoài lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tư duy mới về phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Với mục đích phát triển tối đa năng lực của học sinh qua bài dạy, người giáo viên phải được chủ động lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của lớp học, không phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa. Như vậy, cách kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện nội dung bài dạy cũng phải được đổi mới theo định hướng trên.
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch cụ thể với các hoạt động trải nghiệm, gắn thực tế với chuyên môn, đặc biệt là môn Ngữ văn ở THCS.
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình trải nghiệm dựa trên nội dung phù hợp với bộ môn Ngữ văn, phù hợp với cấp học, với lứa tuổi học sinh.
- Hiệu trưởng thực hiện liên kết các tổ chức, trung tâm, địa phương trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS gắn liền với các chủ đề môn học.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp * Đối với cán bộ quản lý
- Hiệu trưởng xây dựng chiến lược đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới riêng cho từng giai đoạn cụ thể đồng thời xác định được các mục tiêu cần đạt được nhằm tác động tích cực cho GV và HS, phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng, tính tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Hiệu trưởng tích cực tổ chức cho GV tiếp cận với phương pháp dạy học mới qua tài liệu, băng hình, tham quan, học tập kinh nghiệm, dự giờ dạy mẫu của những GV cốt cán rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Hiệu trưởng chỉ đạo đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học môn môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Chỉ đạo GV tích cực tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác trong nhóm học sinh. Không ngừng tăng cường tổ chức học tập qua các buổi tham quan thực tế để học sinh tiếp cận thực tế bằng nhiều cách: nghe, nhìn, cảm nhận, thảo luận,...
- Hiệu trưởng chỉ đạo GV thường xuyên đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh mà trước hết là đổi mới hình thức ra đề thi, coi thi trên lớp và chấm thi định kỳ, học kỳ với môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Hiệu trưởng luôn chủ động tích cực, tư duy mới trong cách đánh giá hoạt động dạy của giáo viên.
- Hiệu trưởng cần chỉ đạo đổi mới phương tiện dạy học sao cho hiệu quả. Khuyến khích GV dạy học môn môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới sử dụng các phiếu học tập, tăng cường vận dụng CNTT, dạy học đa phương tiện vào phục vụ hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả cao.
- Hiệu trưởng thường xuyên phát huy tối đa vai trò của tổ chuyên môn. Xây dựng được đội ngũ GV cốt cán làm nòng cốt trong đổi mới phương pháp dạy học để lôi cuốn diện đại trà cùng tích cực tham gia.
- Hiệu trưởng tích cực, hữu hiệu trong việc tổ chức kiểm tra, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong nhà trường một cách thường xuyên, định kỳ. Đưa việc thực hiện đổi mới phương pháp DH vào tiêu chuẩn thi đua từng năm học và nó phải trở thành hoạt động thường xuyên ở nhà trường.
- Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức trải nghiệm gắn với thực tế nội dung môn học.
* Đối với giáo viên giảng dạy môn ngữ văn
- GV dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhận diện được đầy đủ các phương thức học tập đa dạng, phong phú, tích cực của học sinh để tổ chức những hình thức dạy học phù hợp với cách học mới của học sinh, giúp học sinh học tập tích cực, độc lập, sáng tạo, tự giác.
- Luôn hướng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới đến trọng tâm hình thành và bồi dưỡng phương pháp học, tự học ở học sinh, từng bước hướng học sinh tích cực, sáng tạo và làm chủ được hoạt động học tập. Điều này bắt đầu từ đổi mới việc xây dựng mục tiêu mỗi bài dạy môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- GV không ngừng tạo ra động lực, kích thích nhu cầu tự học và niềm tin vào khả năng tự học của học sinh. Học sinh không thể tự học tốt nếu các em thiếu niềm
vui, thiếu hứng thú học tập, thiếu sự mong muốn tự mình tìm tòi tri thức, thiếu niềm tin vào chính mình. Khi có được động lực tự học, với sự cố vấn, dẫn dắt của GV, học sinh dần hình thành khả năng tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh, kỹ năng thảo luận nhóm, tiến đến hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
- GV chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức trải nghiệm gắn với thực tế nội dung môn học.
- Đổi mới phương tiện dạy học sao cho hiệu quả. Khuyến khích GV dạy học môn môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới sử dụng các phiếu học tập, tăng cường vận dụng CNTT, dạy học đa phương tiện vào phục vụ hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả cao.
- GV Ngữ văn cần làm bật các chủ đề, định hướng HS trong việc trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.
* Đối với học sinh
HS cần nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm môn học, đặc biệt cần tranh thủ cơ hội tham gia trải nghiệm để phát triển năng lực nhận thức nói chung, năng lực học tập môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng phải nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này để xây dựng triển khai kế hoạch, tổ chức chỉ đạo quản lý thực hiện một cách có hiệu quả, sát sao.
- Hiệu trưởng cần có sự năng động, sáng tạo trong việc đưa ra các hình thức thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
- Hiệu trưởng cần xây dựng các chính sách và chế độ khuyến khích giáo viên dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới một cách xứng đáng, tạo ra động lực bên trong của họ về đổi mới phương pháp DH.
- Hiệu trưởng phải đảm bảo điều kiện tối thiểu cho thực hiện đổi mới phương pháp DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới và cần có được sự đồng thuận, ủng hộ của các lực lượng liên quan đến hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp GV biết cách phát huy khả năng sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện; tạo chuyển biến trong nhận thức của học sinh về sự cần thiết của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo các hướng: Xây dựng bộ ngân hàng đề để sử dụng khi cần thiết; Cán bộ quản lý theo dõi, kiểm tra việc GV môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện kiểm tra, đánh giá HS theo phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy của cá nhân.
- Hiệu trưởng phải xác định được mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS so với mục tiêu của chương trình môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn qua kiểm tra HS thể hiện theo các phương diện: Về kiến thức đảm bảo mức độ nhận biết, mức độ thông hiểu, mức độ vận dụng. Về kỹ năng biết vận dụng kiến thức đã học để đánh giá, nhận định, tổng hợp về một vấn đề, một tình huống, một sự kiện trong bài học, trong cuộc sống hàng ngày và trước những vấn đề xã hội. Về thái độ thể hiện sự trung thực, hợp tác, chính kiến cá nhân, cẩn thận khi làm bài, trong nhận diện các vấn đề của cuộc sống.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp * Đối với cán bộ quản lý
- Hiệu trưởng cần đặt trọng tâm kiểm tra vào những nội dung lên quan đến vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế cuộc sống và các vấn đề nảy sinh trong xã hội, đánh giá cao sự sáng tạo của HS trong việc vận dụng kiến thức kỹ năng vào những tình huống mới của cuộc sống.
- Hiệu trưởng chỉ đạo đa dạng hoá loại hình kiểm tra nhằm tạo điều kiện có thể đánh giá một cách toàn diện giảng dạy của GV Ngữ văn và hệ thống kết quả của HS.
- Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn họp thảo luận rút kinh nghiệm căn cứ vào kết quả điểm bài kiểm tra chất lượng của HS thể hiện qua bốn lần: giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cả năm; hình thức kiểm tra đánh giá tập trung theo quy định hiện hành.
- Hiệu trưởng cần kết hợp đánh giá với tư vấn GV nhằm giúp GV tự phân tích, đánh giá được khả năng dạy học của mình, từ đó rút kinh nghiệm làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
* Đối với giáo viên giảng dạy môn ngữ văn
-Tham gia xây dựng bộ ngân hàng đề cập đến quá trình học của HS học tập môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới của HS theo các kỳ và cuối năm học.
- GV tự phân tích, đánh giá được khả năng dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới của HS theo các kỳ và cuối năm học.
* Đối với học sinh
Chủ động học tập môn ngữ văn, tìm tòi các phương pháp học tập hiệu quả, tạo hứng thú cho bản thân
Thực hiện các hình thức kiểm tra môn học theo học kỳ,năm học với kết quả cao nhất có thể.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra từ đầu năm học, thông báo cho GV tổ ngữ văn trong trường;
- Hiệu trưởng phải xây dựng được các tiêu chí đánh giá và có hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật đối với kết quả kiểm tra dạy học GV theo chương trình phổ thông mới.
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Hiệu trưởng hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động của tổ ngữ văn thông qua việc duy trì được cơ cấu bộ máy hợp lý, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy, quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ để từng thành viên trong tổ chuyên môn cho
giáo viên hiểu rõ nội dung công việc mình phải thực hiện. Đống thời giúp GV nhận thức rõ các yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực đối với GV dạy học môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới ở trường THCS.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo và trực tiếp rà soát, điều chỉnh kế hoạch quản lý hoạt động các tổ ngữ văn, có đủ năng lực đánh giá hoạt động dạy môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới ở trường THCS theo quy định.
Hiệu trưởng tuyên truyền, hướng dẫn để CBQL và tổ trưởng chuyên môn nắm vững các quan điểm về vai trò của công tác quản lý đối với việc đánh giá kết quả dạy học môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới ở trường THCS.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp * Đối với cán bộ quản lý
- Yêu cầu nộp kế hoạch dạy học đầu năm đúng hạn - Thành lập ban kiểm tra giám sát quá trình dạy học