Môi trường vi mô: sử dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của

Một phần của tài liệu Đề tài " NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU VIỆT NAM " ppt (Trang 47 - 50)

- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay

2.8.2 Môi trường vi mô: sử dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của

Michael Porter.

2.8.2.1 Đối thủ cạnh tranh.

Trong mấy năm gần đây, nhiều người cho rằng ngân hàng là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, chính vì thế, ngày càng nhiều ngân hàng mới ra đời, cạnh trah với nhau một cách khốc liệt để giành khách hàng để đứng vững được trên thị trường.

ACB, cũng phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh, phải đề xuất ra những chiến lược, phương án để có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả, để có thể giữ vững vị trí số một trong các ngân hàng thương mại Cổ phần.

Số lượng các tổ chức tài chính ở Việt Nam năm tính đến cuối năm

2006

STT Hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam Số lượng

1 Ngân hàng Thương mại nhà nước 4

2 Ngân hàng Chính sách 1

3 Ngân hàng Phát triển 1

4 Ngân hàng Thương mại cổ phần 35

5 Ngân hàng liên doanh 5

6 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 35

7 Văn phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài 43

8 Công ty Tài chính 6

9 Công ty Cho thuê tài chính 11

10 Quỹ Tín dụng nhân dân 927

Thị phần của các NHTM Cổ Phần

(Nguồn: Báo cáo của NHNN 2006)

Ngoài ra, ngày càng có nhiều các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác ra đời, hoạt động, tích cực thu hút một lượng lớn khách hàng không nhỏ của các ngân hàng như các tập đoàn bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng nhân dân...

Theo thống kê, hiện chỉ có khoảng 8% trong hơn 85 triệu dân số Việt Nam sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng và có tới 95% giao dịch thanh toán tại Việt Nam sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia có dân số đông và trẻ. Cho nên có thể nói, tiềm năng cho ngành ngân hàng tại Việt Nam là rất lớn.

 Theo kết quả cuộc điều tra thị trường trên 100 người ở hai thành phố: Đà Nẵng và Hồ Chí Minh cho ta thấy trên 60% khách hàng thích giao dịch với ngân hàng Cổ Phần,

chỉ có 27% muốn giao dịch với ngân hàng Nhà nước và 6% thích giao dịch với ngân hàng nước ngoài. Điều đó cho thấy các NHTM Cổ Phần đang dần chiếm lĩnh ưu thế trên thị trường, tạo được sự tin tưởng cho khách hàng hơn là các NHTM Nhà Nước hay NHNN. Đó là điều hết sức đáng mừng cho hệ thống NHTM CP nói chung và cho ACB nói riêng

2.8.2.2 Người mua (khách hàng đi vay). 2.8.2.3 Nhà cung cấp (khách hàng gửi tiền)

2.8.2.4 Sản phẩm thay thế.

Đối với các doanh nghiệp, lâu nay chỉ quen với khái niệm đến ngân hàng để vay vốn hoạt động thì nay có thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn qua thị trường chứng khoán. Rõ ràng, sức hút của thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân đang gây một ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường vốn ngắn hạn và cả trung hạn, dài hạn tại các ngân hàng.

Theo tính toán của UBCKNN, vài năm gần đây mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) và đến cuối tháng 4/2007, đạt 24,4 tỉ USD (chiếm 38% GDP), tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP.

Bên cạnh chứng khoán, việc tăng giá một cách chóng mặt của thị trường bất động sản và vàng do sự biến động của thế giới làm cho nhiều khách hàng thay vì gửi tiền tiết kiệm thì dùng số tiền đó để đầu tư vào vàng hay bất động sản. Nếu lượng tiền gửi tiết kiệm ít thì lượng tiền ngân hàng cho vay sẽ trở nên ít hơn, và từ đó lợi nhuận của ngân hàng cũng giảm dần.

Chính vì thế việc cạnh tranh bằng cách nâng lãi suất hay sử dụng các chiến lược phù hợp tranh thủ sự biến động bất thường của chứng khoán, bất động sản hay vàng để huy động tiền tiết kiệm của khách hàng.

2.8.2.5 Đối thủ tiềm ẩn:

Số hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới đang tiếp tục tăng lên. Theo Ngân hàng Nhà nước, cho tới thời điểm này, đã có tới 23 hồ sơ xin cấp phép thành lập ngân hàng cổ phần mới được nộp lên

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhận được 6 bộ hồ sơ xin cấp phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và cả 6 bộ hồ sơ này đều không vướng mắc vấn đề gì lớn trong thủ tục thành lập nên dự kiến sẽ được xem xét cấp phép thời gian tới.

Việc thành lập ngân hàng cũng gặp phải một số rào cản nhất định nên không phải ai cũng có thể thành lập ngân hàng như:

Điều kiện đối với việc lập ngân hàng cổ phần: đang dự thảo theo hướng

chặt chẽ hơn

• VĐL thực góp đến 2008 là 1.000 tỷ đồng và đến 2010 là 3.000 đồng.

Tối thiểu phải có 100 cổ đôngkhông được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 03 năm, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 50% tổng số cổ phần được quyền chào bán và không được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 5 năm.

• Có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức đã được thành lập và hoạt động tối thiểu là 5 năm, có tài chính lành mạnh, TTS tối thiểu 2.000 tỷ đồng, VCSH tối thiểu

500 tỷ đồng và có KQKD lãi trong 3 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng. Đối với NHTM phải có TTS tối thiểu phải là 20.000 tỷ đồng và VCSH tối thiểu là 1.000 tỷ

Một phần của tài liệu Đề tài " NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU VIỆT NAM " ppt (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)