Tác phẩm tự sự giai đoạn 1930-1945

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực văn học cho học sinh lớp 8 trong dạy học tác phẩm tự sự giai đoạn 1930 1945 (Trang 30)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3. Tác phẩm tự sự giai đoạn 1930-1945

1.1.3.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm 1930-1945

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933: Thực dân Pháp ra sức vơ vét, bóc lột để bù đắp cho những thiệt hại của chúng: chúng tăng thuế, bắt phu, bắt lính, lạm phát giấy bạc. Đông Dương trở thành một thị trường tiêu thụ của Pháp. Ngày 9/2/1930 cách mạng tư sản thất bại. Giai cấp tư sản một mặt mâu thuẫn với đế quốc phong kiến, một mặt lại phụ thuộc vào chúng. Địa vị kinh tế non yếu khiến tư sản dân tộc mất hết khả năng chiến đấu. Đường lối chính trị chủ yếu của họ là cải lương. Tư sản dân tộc phần lớn do địa chủ chuyển thành hoặc gắn liền với địa chủ thành thứ tư sản địa chủ khiến cho thái độ chống phong kiến khơng dứt khốt. Họ đã tiến hành bạo động nhưng thất bại, trí thức tiểu tư sản trở nên hoang mang, tìm đường thoả hiệp với thực dân, một số thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc bằng con đường văn chương.

Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, mặt trận dân chủ tan vỡ, bọn thống trị ở Đông Dương thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ mà nhân dân ta vừa giành được, Đảng phải rút vào bí mật. Thời kỳ này phong trào cách mạng lên cao, cả nước sục sôi chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Tháng 8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

1.1.3.2. Khái quát tác phẩm tự sự giai đoạn 1930-1945

Giai đoạn 1930-1945, văn xuôi và tiểu thuyết được nâng lên địa vị quan trọng nhất trong đời sống văn học và thật sự phát triển mạnh làm thay đổi diện mạo văn học. Sự phát triển phong phú về thể loại như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí....

Văn học giai đoạn 1930 – 1945 vận động trên dòng phát triển của thời cuộc. Sống và viết trong giai đoạn có nhiều biến động về lịch sử, các nhà văn phải nhạy bén nhận thức những chuyển biến hiện thực của xã hội. Các tác phẩm hướng vào bức tranh xã hội ảm đạm, nhiều bi kịch, nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị đẩy đến đường cùng để rồi liều lĩnh, biến chất, trở thành nạn nhân của xã hội. Như trong “Tắt đèn”, nhà văn không chỉ quan tâm tới nỗi khổ lớn của người nông dân về mặt vật chất mà còn đặc biệt quan tâm tới nỗi khổ về tinh thần của họ. Cảm hứng bi kịch thấm đẫm trong từng trang viết của nhà văn. Ngòi bút nhân đạo của Ngô Tất Tố tập trung thể hiện tấn bi kịch tâm hồn với những tình cảm phong phú, sâu sắc của chị Dậu, người phụ nữ giàu lòng vị tha, yêu chồng, thương con hết mực bị đẩy vào hoàn cảnh éo le.

Tác phẩm tự sự giai đoạn 1930-1945 đã tạo dựng được những chân dung nhân vật có tầm khái quát cao, lại rất chân thực và sinh động, vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ độc đáo. Không chỉ thế, các nhân vật trong tác phẩm tự sự giai đoạn này còn được xây dựng có chiều sâu tâm trạng, có dòng tâm lí, có đối thoại nội tâm.

Một số cây bút giai đoạn 1930-1945:

- Nam Cao là 1 trong những cây bút đi đầu về truyện ngắn trong làng

văn học Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của ơng thời kì này: trụn ngắn

"Chí Phèo", "Lão Hạc", "Một bữa no", "Trẻ con khơng được ăn thịt chó"... Với

hình tượng người nơng dân nghèo, Nam Cao thông qua ngòi bút sắc bén của mình đã vẽ nên 1 bức tranh xã hội Việt Nam những năm 30 - 45 nghèo đói, tàn tạ thảm thương và vô cùng khốc liệt.

- Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê

phán trước 1945. "Tắt đèn" chínhlà kiệt tác văn học xuất sắc nhất của nhà văn này. Tác phẩm là bức tranh toàn diện, chân thực về xã hội đương thời tăm tối và bế tắc đã đẩy con người vào những cảnh ngộ vô cùng đau khổ của kiếp nhân sinh.

- Nguyên Hồng là nhà văn tài năng sở hữu giọng văn nhẹ nhàng và

truyền cảm như chính hơi thở cuộc sống. Tuy nhiên trước biến động to lớn của thời cuộc ơng cũng như bất kì nhà văn chân chính nào bắt đầu chuyển hướng sang bức tranh hiện thực khốc liệt.

- Vũ Trọng Phụng nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm. Ông cho ra đời 4 tiểu thuyết rất thành công: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ. Trong đó “Số đỏ” xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm ghi dấu ấn của Vũ Trọng Phụng trong làng văn học.

- Nguyễn Công Hoan cũng là một trong những nhà văn hàng đầu của

nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của học sinh lớp 8

1.1.4.1. Đặc điểm nhận thức

Nhận thức là một quá trình, ở con người quá trình này thường gắn với một mục đích nhất định, nên nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Quá trình phản ánh hiện thực khách quan được gọi là quá trình nhận thức hay hoạt động nhận thức.

Sự phát triển của các biểu hiện nhận thức:

- Ở lứa tuổi THCS, tri giác có những thay đổi lớn, khối lượng tri giác tăng rõ rệt, tri giác của các em có kế hoạch, có trình tự và hồn thiện hơn. Các em có khả năng phân tích và tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Các em sử dụng thơng tin cảm tính linh hoạt, tùy thuộc vào nhiệm vụ của tư duy. Khả năng quan sát trở thành thuộc tính ổn định của cá nhân. Tuy

nhiên, nhiều em tri giác vội vàng, hấp tấp, hoặc có khi các em bị cuốn hút bởi những dấu hiệu không bản chất của đối tượng.. Trong dạy học, giáo viên phải rèn luyện cho các em óc quan sát, khả năng quan sát. Có thể đưa ra nhều hình thức để các em quan sát như tham quan, làm thí nghiệm...

- Sự phát triển của trí nhớ: Ở lứa tuổi học sinh THCS, trí nhớ có những biến đổi căn bản: năng lực ghi nhớ chủ định được phát triển. Tính ý nghĩa, tính chủ định trong ghi nhớ được tăng nhanh vào những năm cuối cấp (sang cấp II, tri thức trở nên phức tạp hơn, trừu tượng hơn, điều đó đòi hỏi các em phải hiểu nội dung tri thức cần nhớ, không thể học vẹt, nhớ máy móc). Các em có khả năng sử dụng các loại trí nhớ một cách hợp lý: nhớ ngắn hạn dài hạn, nhớ có chủ định. Các em biết chọn lọc nội dung ghi nhớ và ghi nhớ tài liệu trừu tượng tốt. Ở các em bắt đầu hình thành phương pháp thủ thuật để ghi nhớ. Các em thường có khuynh hướng xem nhẹ việc ghi nhớ máy móc, mà coi trọng ghi nhớ ý nghĩa.

Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi nào dùng ghi nhớ máy móc và khi nào thì ghi nhớ ý nghĩa. Cần giải thích cho các em rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những qui luật. Ở đây phải chỉ rõ cho các em thấy, nếu ghi nhớ thiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó khơng còn chính xác nữa. Dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ lôgic. Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình. Chỉ cho các em, khi kiểm tra sự ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biết được sự hiệu quả của sự ghi nhớ (Thường thiếu niên hay sử dụng sự nhận lại). Cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức.

- Sự phát triển của chú ý: Khối lượng chú ý tăng lên rõ rệt. Khả năng di chuyển chú ý linh hoạt hơn. Năng lực tập trung chú ý cao hơn nhiều so với học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này, tính lựa chọn chú ý phụ thuộc phần nhiều hứng

thú của các em đối với đối tượng. Vì vậy, ở mỗi giờ học, giáo viên cần lưu ý tạo hứng thú, sự say mê học tập cho các em.

1.1.4.2. Đặc điểm tư duy

“Tư duy là hoạt động tâm lí của chủ thể, là q trình chủ thể tiến hành các thao tác trí óc như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa … để xử lí các hình ảnh, các biểu tượng hay các khái niệm đã có về đối tượng, làm sáng tỏ bản chất, mối quan hệ phổ biến và quy luật vận động của đối tượng. Sản phẩm của hoạt động tư duy là các khái niệm về đối tượng” [18,

tr.119].

Ở đầu cấp THCS, tư duy cụ thể vẫn còn phát triển và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy. Sang lớp cuối cấp, tư duy trừu tượng của các em phát triển mạnh. Các em có khả năng phân tích tài liệu tương đối đầy đủ, sâu sắc, biết phân tích các yếu tố bản chất, những mối liên hệ và quan hệ của tài liệu. Khả năng khái quát hóa trừu tượng hóa phát triển, các em biết tóm tắt những đặc điểm chung, bản chất của sự vật, hiện tượng, biết trừu xuất những yếu tố không bản chất để lĩnh hội khái niệm. Khả năng suy luận của các em tương đối hợp lý và có cơ sở sát thực, hình thành tính độc lập và sáng tạo trong sự phát triển của tư duy.

Các em phân tích nhiệm vụ trí tuệ bằng cách tạo ra những giả định khác nhau, những liên hệ giữa chúng và kiểm tra những giả thuyết này và từ đó muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn giải quyết bài tập, nhiệm vu theo những quan điểm, lập luận cách diễn đạt riêng. Tư duy của HS THCS đã có những thay đổi quan trọng. Tư duy trừu tượng phát triển mạnh và chiếm ưu-thế trong mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động học tập. Khả năng tư duy lí-luận, tư duy đối lập, sáng tạo rất phát triển. Các em tư-duy chặt chẽ, lôgic, có căn-cứ và nhất quán hơn, đồng thời tính phê phán cưa tư duy cũng phát triển. Khả năng vận dụng các thao tác tư duy khá nhuần nhuyễn và đặt kết quả cao. Tuy nhiên, tư duy của hoc sinh vẫn còn nhiều hạn chế như kết luận vội vàng, thiếu cơ sở thực tế…

Ở các em còn có tính sáng tạo trong tưởng tượng phát triển mạnh. Tưởng tượng vừa phong phú về nội dung, vừa mở rộng phạm vi ở nhiều lĩnh vực.

Khả năng phát triển trí tuệ của HS THCS còn thể hiện ở sự phong phú vốn từ của các em. Cách giao tiếp cũng cởi mở, phong phú, nói năng trôi chảy hơn.

Nhu cầu phát triển năng lực trí tuệ của HS là rất cần thiết, bởi vì trong quá trình học tạo lập văn bản nghị luận đòi hỏi ở HS việc phát triển năng lực tư duy lơgic, nhận thức, khái qt hố … để giúp HS có thể chủ động tiếp cận và giải quyết vấn đề.

Đặc điểm tư duy của HS trong môn Ngữ văn là tư duy bằng ngôn ngữ. Khi học môn Ngữ văn, HS đạt được hiệu quả “kép”: được trang bị cho mình một phương tiện tư duy (kiến thức, kĩ năng hoạt động lời nói tiếng Việt), đồng thời được phát triển tư duy (qua hoạt động nhận thức, đọc hiểu, tạo lập văn bản – dùng ngôn ngữ ghi lại sản phẩm của tư duy).

1.1.4.3. Nhu cầu phát triển năng lực của học sinh lớp 8

Đặc điểm tâm lí, nhận thức và nhu cầu phát triển năng lực của HS lớp 8 THCS khá lớn mạnh, đây là lúc các em muốn tự lập, muốn được bày tỏ, bộc lộ, muốn được thể hiện và khẳng định khả năng của mình. Đó là sự tự ý thức về bản thân, muốn tìm mục đích của cuộc sống và hồi bão của mình. Chính điều này khiến các em quan tâm đến đời sống tâm lí, phẩm chất, nhân cách và năng lực riêng. Đời sống tình cảm của các em cũng rất phong phú, tinh anh, sâu sắc, phức tạp dẫn đến giàu cảm xúc, có sự nhạy cảm và ấn tượng trong tâm hồn các em trước những điều mới mẻ của cuộc sống. Các em biết rung động mạnh mẽ đối với những nhân vật văn học trong công việc học tập, với cái đẹp trong nghệ thuật và trong tự nhiên.

Hầu hết HS THCS hiện nay đang sống trong môi trường xã hội hiện đại, có nhiều điều kiện và cơ hội để khẳng định năng lực của bản thân. Chính vì thế, ở mỗi em ln tìm cho mình những điều hứng thú, mới mẻ cho bản thân, khơng ngừng tìm tòi và chấp nhận cái mới. Sự mới mẻ ấy xuất phát từ nhiều phía, có

thể xuất phát từ chính các em muốn khám phá, tìm tòi; có thể xuất phát từ động cơ của các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh học sinh muốn con em mình thích ứng tốt với một môi trường xã hội đang phát triển từng ngày. Bởi lẽ đó, khi đứng trước những điều cũ kĩ, lạc hậu, không mới mẻ thì tâm lí của các em thường chán nản, không hứng thú, không say mê tiếp nhận nó; thậm chí đối phó và phản ứng tiêu cực lại với những thứ các em khơng thích, với những việc không có “đất” để các em có thể bộc lộ khả năng của mình.

Đối với các nhà giáo dục, cần tìm ra những điều mới mẻ, khơng áp đặt và ghì chặt sự phát triển tư duy và nhu cầu thể hiện năng lực của bản thân; đồng thời tạo ra những cơ hội để HS thể hiện mình một cách khoa học, sáng tạo và có hiệu quả gắn với đời sống thực tế.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Nội dung dạy học tác phẩm tự sự trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 8

Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 có 04 văn bản tự sự giai đoạn 1930-1945 đó là: Tôi đi học (Thanh Tịnh), Trong lịng mẹ (Ngun Hờng), Tức nước vỡ bờ

(Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao). Các văn bản này là các trích đoạn trong tác

phẩm tự sự thuộc giai đoạn 1930-1945. Trong đó mơ hình bài học đọc hiểu văn bản văn học ở Trung học cơ sở bao gồm có các thành tố:

- Kết quả cần đạt - Văn bản đọc hiểu

- Chú thích (thơng tin chung về tác giả, tác phẩm; giải nghĩa từ khó) - Câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu

- Ghi nhớ - Luyện tập

BẢNG KHẢO SÁT NỘI DUNG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TỰ SỰ 1930-1945 TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN 8 HIỆN HÀNH

Văn bản

Kết quả cần

đạt Chú thích Hướng dẫn đọc hiểu Luyện tập Tôi đi học (Thanh Tịnh) Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh. - Cung cấp thông tin về nhà văn Thanh Tịnh - Giải thích một số từ khó Gồm 5 câu hỏi 1. Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?

2. Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên. 3. Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của người lớn (ông đốc, thầy giáo, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi

1. Phát biểu cảm nghĩ của em về cảm nghĩ của nhân vật tôi trong truyện ngắn “Tôi đi học” 2. Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên.

Văn bản

Kết quả cần

đạt Chú thích Hướng dẫn đọc hiểu Luyện tập

học?

4. Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được sử dụng trong truyện ngắn.

5. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực văn học cho học sinh lớp 8 trong dạy học tác phẩm tự sự giai đoạn 1930 1945 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)