Hình ảnh ngoại quốc trong phim quảng cáo truyền hình Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường - CHƯƠNG 16 TÁC ĐỘNG NGẮN HẠN HAY DÀI HẠN ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA (KHÓ ĐO LƯỜNG) docx (Trang 26 - 30)

Đứng về phía Nhật Bản mà nói thì sự quốc tế hóa truyền hình ở Nhật đã rất thành công và hình ảnh về người ngoại quốc nơi khán thính giả Nhật khá tốt đẹp. Kawatake (1986) đã điều tra bằng cách sử dụng 361 CM có hình ảnh ngoại quốc (loại CM này chiếm do 32% toàn thể CM ở Nhật) và được các đối tượng điều tra đánh giá theo một bảng tính từ mẫu như sau về mỗi quốc gia,

-My : cởi mở, vui tính, giàu có

-Ngoại quốc nói chung: cởi mở, đẹp đẽ, rộng lớn.

Người ngoại quốc nói chung được coi là vui tính, lịch sự, văn minh nhưng người Pháp được xem như vui tính hơn người Mỹ và người Mỹ được xem như lịch sự và văn minh hơn người Pháp. Theo thứ tự, nói tới ngoại quốc có nghĩa là nói tới phụ nữ thanh lịch (22%), thành phố đẹp (13%), nhân vật nổi tiếng (9%). Nước Pháp đựơc tượng trưng bằng những sản phẩm như mỹ phẩm, nước hoa, rượu mạnh. Đặc tính của Pháp là trang nhã, truyền thống, trang nghiêm. Phong cảnh Pháp thì phải kế đến thủ đô Paris, quán cà phê lề đường, tiệm ăn sang trọng.

Cùng một lúc, ta nhận thấy hình ảnh của Pháp trong đầu óc người Nhật thật quá đỗi rập khuôn (stereotyped). Ngoài Paris nghĩa là nước Pháp của du khách với tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe), nhà thờ Đức Bà (Notre Dame), đại lộ Champs Elysees, nước Pháp nông thôn chẳng hề được để ý, đây không phải là một hiện tượng đơn lẻ. Người ngoại quốc khi nghĩ về Nhật cũng chẳng đi xa hơn những định hình quen thuộc như kimono, ukiyoe, sake, karate, núi Phú Sĩ (Fuji-san).

Tóm lại, muốn hiểu và thưởng thức quảng cáo truyền hình một quốc gia nào, người xem bắt buộc phải có một số kiến thức tối thiểu về lịch sử, địa lý hay văn hóa nước ấy. Nếu không chuẩn bị được như thế, người làm phim quảng cáo sẽ rơi vào sự tầm thường của những định hình. Nó giúp trí nhớ ghi nhận dễ dàng hơn nhưng lại có nhược điểm là gây nhàm chán.

PHỤ BẢN I : Quảng cáo "áp đặt" bằng quyền uy (thí dụ : Suntory Beer)

Hãng bia Suntory dùng quyền lực của quan tòa trước pháp đình để tuyên phán rằng bia Suntory với 100% bột lúa mạch phải là hiệu bia ngon nhất, không chối cãi vào đâu được (Xuất xứ: Niêm giám ACA, 2000)

PHỤ BẢN II : Quảng cáo bắt cóc nghệ thuật

Chambourcy đã dùng bức tranh Có Hàng Sữa (La Laitière), một họa phẩm của Vermeer về năm 1660, để quảng cáo với ngụ ý sửa chua của mình làm đúng theo phương pháp chính thống cổ truyền. Levi's mặc quần bò cho Nữ Thần Tự Do. Hàng Không British Airways ví giờ giấc nhu nhuyễn những chuyến bay hãng mình bằng hình ảnh Những Chiếc Đồng Hồ MềmNhũn (Les Montres Molles),

khởi hứng từ tác phẩm của họa sư phái siêu thực Salvador Dali. (Xuất xứ: theo Danièle Schneider, trong La Pub détourne l'Art )

PHỤ BẢN III:

Quảng cáo dù vô tình hay cố ý có thể đụng chạm đến vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng hay chủng tộc.

Quảng cáo Oliviero làm cho hãng quần áo Benetton sử dụng sự kết hợp màu sắc (United Colors of Benetton) qua hình ảnh hai tu sĩ công giáo trong chiếc áo đồng đen và trắng đang...hôn nhau và người vũ trang da

đen cầm sau lưng mẫu xương người...trang (Xuất xứ: La pub est une chrogne qui nous sourit của Oliviero Toscani).

Một phần của tài liệu Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường - CHƯƠNG 16 TÁC ĐỘNG NGẮN HẠN HAY DÀI HẠN ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA (KHÓ ĐO LƯỜNG) docx (Trang 26 - 30)