Tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp trong và ngoài đợt bùng phát (bảng 3.39): Trong đợt bùng phát tỷ lệ xác định được vi rút hô hấp chiếm 49,66%, ngoài đợt bùng phát tỷ lệ xác định vi rút hô hấp chiếm 0,66%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001), nghiên cứu của Simon D. Massage và cộng sự [113] cho thấy tỷ lệ xác định được vi rút hô hấp trong đợt bùng phát chiếm 50 - 70%, Khetsuriani và cộng sự [104] nghiên cứu trên 65 bệnh nhân hen phế quản và 77 trường hợp hen phế quản ổn định, tỷ lệ nhiễm vi rút được xác định là 63,10% ở nhóm bệnh nhi hen phế quản và 23,40 % ở nhóm bệnh nhân hen phế quản ổn định. Kết quả xác định được vi rút trong nghiên cứu này thấp hơn Sebastian L. Jonhston [138] và Nelandra Chetty [122] cho thấy tỷ lệ xét nghiệm vi rút chiếm 80 - 85%, điều khác biệt này có thể giải thích do điều kiện xét nghiệm trong nghiên cứu chỉ xét nghiệm được 4 loại vi rút thường gặp còn một số vi rút khác chưa có điều kiện xét nghiệm như Rhino vi rút nên tỷ lệ xác định được vi rút trong đợt bùng phát thấp hơn của tác giả.
Kết quả bảng 3.40 cho thấy nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi có nhiễm vi rút hô hấp chiếm 56,38%, trên 5 tuổi có nhiễm vi rút hô hấp chiếm 37,74%, có mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với tuổi của bệnh nhi (p<0,05). Kết quả trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đoàn Mai Thanh thấy lứa tuổi hay gặp nhiễm vi rút hô hấp cấp là trẻ dưới 12 tháng tuổi chiếm 53,09%, tuổi trung bình là 6,81±0,67 tháng [34]. Nghiên cứu của J. Corne và cộng sự [67] cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút ở trẻ nhỏ gấp 2,4 lần so với nhóm trẻ lớn và người lớn.
Kết quả bảng 3.49 cho thấy nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi tỷ lệ xác định được Vi rút hợp bào hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất 43,30%, nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi tỷ lệ xác định được vi rút Cúm B chiếm tỷ lệ cao nhất 35,0%, Kết quả
của chúng tôi phù hợp với Zhao J. và cộng sự [157] cho thấy lứa tuổi nhiễm vi rút hô hấp có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, RSV được xác định ở nhóm trẻ nhỏ tuổi trung bình 3,85 ± 0,83, vi rút cúm được xác định ở nhóm trẻ lớn hơn tuổi trung bình 5,23 ± 1,34 tuổi.
Triệu chứng hen phế quản ở bệnh nhi nhiễm vi rút hô hấp thường biểu hiện cấp tính và rầm rộ [69], [97], kết quả bảng 3.46 cho thấy nhóm bệnh nhi hen phế quản có nhiễm vi rút hô hấp có triệu chứng sốt chiếm 76,71%, nhóm không nhiễm vi rút hô hấp sốt chiếm 1,35%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Theo Đoàn Mai Thanh bệnh nhi nhiễm RSV nhập viện với triệu chứng sốt chiếm 65,43%, trong đó sốt cao chiếm 7,41%, không sốt hoặc sốt nhẹ chiếm 92,59%, nhiệt độ trung bình 37,60C. Trong nghiên cứu này nhóm bệnh nhi có nhiễm vi rút hô hấp nhưng không sốt chiếm 23,29%, điều này có thể giải thích do bệnh nhi đến viện muộn đã qua thời kỳ có sốt ở nhà.
Nhóm bệnh nhi hen phế quản có nhiễm vi rút hô hấp có triệu chứng khò khè chiếm 89,04%, nhóm không nhiễm vi rút hô hấp khò khè chiếm 67,57%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001), phù hợp kết quả nghiên cứu của Đoàn Mai Thanh [34] cho thấy triệu chứng khò khè chiếm 100% trong nhóm bệnh nhi nhiễm vi rút hợp bào hô hấp.
Nhóm bệnh nhi hen phế quản có nhiễm vi rút hô hấp có triệu chứng tức ngực chiếm 64,38%, nhóm bệnh nhi không nhiễm vi rút hô hấp tức ngực chiếm 40,54%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Theo nghiên cứu của Ting Fan Leung [145] có sốt, thở nhanh là triệu chứng thường gặp ở nhóm bệnh nhi hen phế quản có nhiễm vi rút hô hấp. Theo Jonathan M. Mansbach và cộng sự [97] cho rằng ho, khò khè tái phát là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhi nhiễm vi rút hô hấp đặc biệt là RSV.
Kết quả bảng 3.47 cho thấy nhóm bệnh nhi hen phế quản nhiễm vi rút hô hấp có thở nhanh chiếm 80,82%, nhóm bệnh nhi không nhiễm vi rút hô hấp có thở nhanh chiếm 56,76%, có mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với
triệu chứng thở nhanh (p<0,001), nhóm bệnh nhi có nhiễm vi rút hô hấp có co kéo cơ hô hấp là 78,08%, nhóm bệnh nhi không nhiễm vi rút hô hấp co kéo cơ hô hấp chỉ là 27,03% (p<0,001).
Tỷ lệ nhiễm các loại vi rút hô hấp trong đợt bùng phát (biểu đồ 3.17). Cho thấy trong 73 bệnh nhi xét nghiệm xác định được vi rút hô hấp, Vi rút hợp bào hô hấp chiếm 38,36%, Adeno vi rút chiếm 30,14%, Cúm B chiếm 21,92%, Cúm A chiếm 9,58%, phù hợp với nghiên cứu Zhao J. và cộng sự [157] nghiên cứu trên 64 bệnh nhi hen phế quản cho thấy tỷ lệ xác định được RSV là 27%, Cúm A là 17%, không gặp trường hợp nào nhiễm RSV kết hợp với Cúm A.
Kết quả (biểu đồ 3.18) cho thấy nhóm bệnh nhi nhiễm Vi rút hợp bào hô hấp có tỷ lệ đợt bùng phát nặng chiếm 60,70%, nhóm bệnh nhi nhiễm vi rút cúm B có tỷ lệ đợt bùng phát nặng chiếm 37,50%. Theo Anne Marie Singh [53] cho thấy RSV có liên quan đến những bệnh nhi hen phế quản nặng sau viêm tiểu phế quản, theo các nghiên cứu trên thế giới thấy nhiễm vi rút hợp bào hô hấp là yếu tố nặng, nhất là ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc biệt nhiễm vi rút hợp bào hô hấp có liên quan đến các trường hợp nặng phải nhập viện [53], [88], [133].
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm vi rút hô hấp ở 260 bệnh nhi hen phế quản từ tháng 10/2007 đến tháng12/2009, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: