Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực văn học cho học sinh lớp 9 trong dạy học tác phẩm thơ việt nam hiện đại sau 1975 (Trang 36)

7. Bố cục đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Nội dung dạy học thơ Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình SGK Ngữ văn 9

1.2.1.1. Mục tiêu dạy học

Một là, hướng đến bồi dưỡng, nâng cao năng lực đọc hiểu - một trong hai năng lực NV quan trọng cho HS.

Hai là, chú trọng rèn luyện kĩ năng đọc cho HS với tư cách là kĩ năng quan trọng nhất trong các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, từ đó giúp HS có khả năng vận dụng vào thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Kĩ năng đọc là một trong những nền tảng để hình thành năng lực đọc.

Ba là, bắt đầu hướng tới việc mở rộng phạm vi đọc cho HS và chú trọng tới ý thức của HS về phương pháp đọc.

1.2.1.2. Nội dung dạy học

Cũng như văn chương nói chung, thơ trữ tình hiện đại bao giờ cũng là bức thông điệp nghệ thuật mà nhà thơ gửi tói bạn đọc nhiều thế hệ. Trong nền văn học Việt Nam, chúng ta có thể thấy mảng thơ trữ tình chiếm một vị trí quan trọng. Trong chương trình Ngữ văn THCS, thơ trữ tình hiện đại bao gồm nhiều nội dung, mang những sắc thái riêng tạo nên sự phong phú trong tiếp nhận. Mỗi bài thơ đều bộc lộ tiếng nói tâm hồn tác giả qua những hình tượng thơ cụ thể và phương thức biểu hiện thơ đa dạng tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc. Sự hấp dẫn ấy có khi thể hiện nay trong nhan đề tác phẩm, cũng có khi lại ở các khổ thơ hay chi tiết có giá trị đặc sắc trong bài thơ, và cũng có khi sự hấp dẫn kia lại nằm ở tiếng nói ẩn sâu trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Vì vậy, môn Ngữ văn ở trường THCS có số lượng bài thơ trữ tình khá lớn đặc biệt là các bài thơ viết sau năm 1975 gắn liền với các đề tài, chủ đề khác nhau. Đó có thể bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người hài hòa với nhau, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào trước đất nước và cuộc sống; là tình yêu thương thắm thiết hay lời nhắc nhở ân tình. Với các nhân vật trữ tình khác nhau xoay quanh đời sống tinh thần của con người, diễn tả nội tâm, tâm trạng, và những cung bậc tình cảm khác nhau của con người trước cuộc sống.

Chương trình Ngữ văn lớp 9 có tổng cộng là 5 tác phẩm thơ trữ tình hiện đại sau năm 1975 (bao gồm cả 1 bài đọc thêm), của nhiều tác giả với những nội dung và chủ đề, hình thức khác nhau.

1. Ánh trăng - Nguyễn Duy 2. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 3. Viếng lăng Bác - Viễn Phương 4. Sang thu - Hữu Thỉnh

5. Nói với con - Y Phương

Đa số các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 đều thuộc thể thơ tự do không có sự gò ép về câu chữ. Thơ tự do, hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm, luật, đối… Thơ tự do thường có nhiều âm thanh, hình thức,

màu sắc đa dạng và phong phú, biểu thị bởi những cách dung từ hết sức mới lạ, mang tính cách tân, không hàm chứa những hình ảnh cũ kĩ sao mòn. Thơ tự do đa phần đề cập đến những vấn đề cốt lõi của nhân sinh, của kiếp người. Nhịp điệu trong thơ tự do không có sự co giãn theo cảm xúc chủ quan của nhà thơ. Ngôn ngữ thơ tự do mang vẻ đẹp giản dị, chân chất, mang hơi thở của đời sống. Điều này xuất phát từ thơ tự do luôn có xu hướng đi gần về với cuộc sống.

Đa số nội dung của những tác phẩm trên là những cảm xúc trước thiên nhiên, cảm xúc về cuộc sống, về con người, về tình đồng chí, đồng đội, về tình yêu quê thương đất nước… Các tác phẩm trên có vai trò rất to lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, khơi gợi cho các em những lý tưởng cao đẹp (sống dung cảm có ích, ước mơ cao đẹp…), rèn luyện cho các em năng lực tư duy, tưởng tượng, sáng tạo. Thông qua việc học các bài thơ trữ tình hiện đại sẽ giúp học sinh hiểu, nắm bắt được những cảm xúc ẩn dấu trong mỗi bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm. Hơn nữa, cá tác phẩm đều phù hợp với tâm lý, nhận thức lứa tuổi học sinh.

1.2.2. Thực trạng dạy học phát triển năng lực thơ Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình SGK Ngữ văn 9

1.2.2.1. Khảo sát giáo viên và học sinh

Để có sự đánh giá khách quan về thực trạng dạy học thơ Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn 9, chúng tôi đã thực hiện khảo sát tại trường THCS Nam Hải - Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.

Thời gian: 10/05/2020

Đối tượng: HS khối 9 và GV Ngữ văn lớp 9. Hình thức: Phiếu điều tra.

Bảng 1.1. Bảng điều tra thực trạng dạy học đọc hiểu những tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 trong SGK Ngữ văn 9 hiện hành

(Dành cho GV)

Câu hỏi Tỉ lệ

1. Thầy (cô) đánh giá thế nào về lượng kiến thức của những tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 trong SGK Ngữ văn 9 hiện hành? A. Phù hợp B. Nặng về kiến thức C. Nên điều chỉnh 76,8 % 5,8 % 17,4 % 2. Theo thầy (cô) hệ thống tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại

sau năm 1975 SGK Ngữ Văn 9 có quan trọng không? A. Rất quan trọng, không thể bỏ lược

B. Không thực sự quan trọng C. Ý kiến khác

98 % 0 % 2 % 3. Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu thơ Việt Nam hiện đại

sau năm 1975 SGK Ngữ văn 9, thầy (cô) thường hướng dẫn những nội dung gì?

Nội dung, mạch cảm xúc của tác phẩm.

4. Thầy (cô) khi dạy học đọc hiểu thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 SGK Ngữ văn 9 có hướng tới phát huy năng lực HS không? A. Có B. Không C. Ý kiến khác 89,8 % 0 % 10,2 % 5. Thầy (cô) có gặp khó khăn gì khi hướng dẫn học sinh

đọc hiểu thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 theo hương phát huy năng lực văn học HS không?

Một số HS còn rụt rè, ít tương tác trong học tập. 6. Thầy (cô) tổ chức dạy học đọc hiểu thơ Việt Nam hiện

Câu hỏi Tỉ lệ

A. Lớp học truyền thống B. Lớp học hiện đại C. Ý kiến khác

Kết hợp cả 2 mô hình

7. Thầy (cô) có sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học đọc hiểu thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 SGK Ngữ văn 9 không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

47,4 % 52,6 % 0 % 8. Thầy (cô) có thường xuyên đánh giá hiệu quả giờ dạy và đưa hướng điều chỉnh không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

68,7% 31,3 % 0 % 9. Thầy (cô) có đề xuất gì về cách thức thiết kế kế hoạch dạy học thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 SGK Ngữ văn 9 theo hướng phát huy năng lực văn học cho HS không?

Thiết kế kế hoạch dạy học theo 5 hoạt động 10. Thầy (cô) có đề xuất gì về cách thức tổ chức hoạt động

dạy học thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 SGK Ngữ văn 9 không?

Tổ chức dạy học kết hợp mô hình dạy học hiện đại và truyền thống.

Bảng 1.2. Bảng điều tra thực trạng dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong SGK lớp 11 theo định hướng phát huy năng lực học sinh

(Dành cho HS lớp 11)

Câu hỏi Tỉ lệ

1.Em thấy kiến thức về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam sau năm 1975 lớp 9 như thế nào?

A. Khó B. Bình thường C. Dễ 29,3 % 61,1 % 9,4 % 2.Em có yêu thích thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975

SGK Ngữ văn lớp 9 không? (Ví dụ: Ánh trăng - Nguyễn Duy, Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Sang Thu - Hữu Thỉnh…) A. Rất thích B. Bình thường C. Không thích 25,7 % 57,3 % 17 % 3. Em có soạn bài theo yêu cầu của giáo viên trước khi đến

lớp không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Rất ít khi 12,7 % 68,8 % 18,5 % 4. Cách thức giảng dạy của GV như thế nào?

A. Thú vụ, hấp dẫn B. Bình thường C. Rất tẻ nhạt 22,1 % 54,3 % 23,6 % 5. Cách thức kiểm tra, đánh giá trước và sau giờ dạy học

thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 như thế nào?

A. Kiểm tra thường xuyên, câu hỏi phù hợp với năng lực HS, câu hỏi theo hướng phát huy năng lực HS

Câu hỏi Tỉ lệ

B. Ít khi kiểm tra, câu hỏi không đa dạng

C. Đề kiểm tra không sát với nội dung kiến thức của bài học

66,4 % 0 % 6. Qua các giờ dạy học thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 em có hình thành cho mình được các năng lực cần thiết không? A. Nhiều B. Một vài C. Không 37,7 % 53,9 % 8,4 % 7. Những giờ học thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975

SGK Ngữ văn 9 trên lớp có sôi nổi không? A. Rất sôi nổi B. Bình thường C. Nhàm chán 3,1 % 73,1 % 23,8 % 8. Em có nhận xét thế nào về cách giảng dạy của thầy cô khi

dạy thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 SGK Ngữ văn 9? A. Dễ hiểu, có cảm xúc

B. Dễ hiểu, nhưng khô cứng không cảm xúc C. Khó hiểu, khô cứng không có cảm xúc

25,6 % 68,5 % 5,9 % 9. Em có mong muốn gì về cách giảng dạy của thầy cô khi

dạy thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 SGK Ngữ văn 9? A. Đổi mới, tìm hiểu chi tiết hơn, sử dụng nhiều phương tiện dạy học hiện đại

B. Giữ nguyên cách thức như hiện tại, áp dụng phương tiện dạy học truyền thống

C. Ý kiến khác

86,6% 9,1 %

4,3 % 10. Em có thường xuyên đọc và tìm hiểu những tác phẩm

thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 ngoài SGK không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Rất ít khi 25 % 12,4% 62,6 %

1.2.2.2. Đánh giá thực trạng dạy học thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 trong SGK Ngữ văn 9 theo định hướng phát huy năng lực văn học cho học sinh

Nói đến tình hình đọc hiểu Ngữ văn ở nhà trường phổ thông từ phía người học, chúng ta không thể không có cái nhìn trực diện về các hiện tượng rất phổ biến trong giờ học văn hiện nay.

Thứ nhất, việc dạy học đọc hiểu VB trong nhà trường THCS từ phía người dạy lẫn người học đều có những mặt tích cực. Từ phía người dạy, GV của nước ta được đào tạo bài bản, kinh nghiệm giáo dục và kiến thức chuyên môn vững vàng. Về phía người học, vẫn còn các em HS ham học và có ý thức tìm hiểu bài trước khi đến lớp (68,8%), tìm đọc những tác phẩm ngoài SGK (37,4%) cũng có nhiều HS khác tuy có phần kém hơn do ít nhạy cảm với văn chương nhưng cũng tích cực tham gia vào tiến trình dạy học. Đó là những sự thật không thể nào phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều bất cập khác. Chẳng hạn vẫn còn tình trạng giảng dạy theo mô hình khuôn mẫu - kinh nghiệm như đọc - chép, giảng dạy cho HS THCS với tính chất hàn lâm chuyên ngành, dạy theo kiểu luyện lò thi “tủ” để phục vụ cho kì thi tuyển sinh vào 10… về phía người học thì còn có những HS sau tiết dạy hình thành được ít (53,9%) hoặc không hình thành năng lực nào (8,4%). HS cảm nhận giờ dạy của giáo viên phần lớn là dễ hiểu nhưng khô cứng không cảm xúc (68,5%), giữa trò với trò dẫn đến HS bị hạn chế các kỹ năng đọc hiểu cần thiết và khả năng phát huy năng lực sau bài học không cao. Theo chúng tôi, thực trạng dạy học văn như trên có nhiều nguyên nhân. Nhưng chủ yếu là hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn tồn tại một quan niệm lạc hậu về dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng ở cả nguyên lý lý luận lẫn PP và cơ chế. Trước hết là PPDH cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, phân tích… Chính PP dạy này khiến cho GV không thể giúp cho HS hình thành năng lực đọc hiểu VB được. Khái niệm “đọc” chỉ bó hẹp trong phạm vi: đọc thông, đọc lướt, đọc thầm, đọc diễn cảm… (hình thức của cách đọc) chứ mở rộng đến bản chất và cấu trúc của phép đọc.

Thứ hai, việc ra đề thi chỉ khoanh vùng ở bộ phận nghị luận văn học với chừng ấy tác phẩm, chừng ấy yêu cầu (phân tích, bình luận…) khiến HS và GV coi trọng việc học thuộc, học tủ, dạy học theo mô hình kinh nghiệm. HS cho rằng GV ít kiểm tra và câu hỏi không đa dạng chưa thể đánh giá được năng lực của HS (68,5%)

Thứ ba, do một nền giáo dục chú trọng thi cử, kiểm tra với tâm lý xem trọng bằng cấp đã tạo ra quán tính của tư duy là lựa chọn mô hình sư phạm lấy GV làm trung tâm chứ chưa xem HS là chủ thể của hoạt động học văn, chưa tạo cho các em tính chủ động trong học tập.

Thứ tư, truyền thống giáo dục nước ta luôn tồn tại tâm lý không xem dạy học TPVH là dạy học đọc văn, một hoạt động có quy luật riêng của nó. Mà trái lại, lấy kinh nghiệm của GV và các sách định hướng bài giảng của các cấp quản lý làm kim chỉ nam cho tiến trình dạy học. Do chưa có khái niệm “đọc hiểu” cho nên chưa có hệ thống biện pháp dạy đọc văn hữu hiệu và hoàn chỉnh. Lâu nay, khi dạy văn bản - tác phẩm văn học, các thầy cô giáo chủ yếu giảng giải, phân tích, bình chú cho học sinh nghe cái hay, cái đẹp, sự độc đáo, thú vị của các tác phẩm được học. Cách dạy văn ấy có những tác dụng nhất định, tuy nhiên làm như thế dễ dẫn đến một số hệ luỵ sau:

- Giáo viên đã đọc hộ, cảm nhận, hiểu hộ học sinh.

- Học sinh hầu như không phải đọc văn bản - tác phẩm, mà chỉ cần nghe và ghi chép lời thầy, cô giảng về tác phẩm ấy là đủ, là tốt rồi.

- Những gì học sinh nghe và ghi được toàn là của giáo viên, theo ý giáo viên; từ ngoài dội vào, thông qua các “thế bản”, chứ không phải là kết quả của một quá trình tương tác, “va chạm” giữa người học với văn bản. Đó không phải là một kết quả tiếp nhận phù hợp với trình độ, tâm lí, lứa tuổi người học.

- Vì chỉ cần chú ý nghe lời giảng của giáo viên nên học sinh chủ yếu tiếp nhận nội dung; còn làm thế nào để thấy cái hay, cái đẹp đó thì không được chú ý; tức là cách thức, phương pháp tiếp cận, tiếp nhận văn bản bị coi nhẹ. Học sinh học văn bản nào chỉ biết văn bản ấy, gặp văn bản mới là rất lúng túng, bế tắc.

- Do hoạt động chủ yếu là nghe và ghi bị động nên học sinh rất nhanh quên, không để lại trong tâm khảm những trăn trở, băn khoăn; không có những cảm xúc, rung động từ chính con tim xuất hiện trong quá trình đọc... Do đó, những tác động của tác phẩm đến tâm hổn và nhân cách học sinh rất hạn chế.

Thứ năm, cách thức thi cử, kiểm tra bài làm văn đa phần chỉ chú trọng đến phần cho điểm. Do coi nhẹ khâu chữa bài và hướng dẫn HS tự sửa bài để nâng cao kỹ năng làm văn nên kỹ năng viết luận, diễn đạt của các em quá yếu.

Tiểu kết chương 1

Từ những vấn đề đã nêu trên đây, có thể thấy rằng vấn đề nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh trong dạy học các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại đặc biệt các tắc phẩm thơ hiện đại sau năm 1975 là một công việc cần thiết. Nó giúp học sinh phát triển toàn diện hơn về cách tiếp cận một tác phẩm thơ, có tư duy sáng tạo hơn, khiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực văn học cho học sinh lớp 9 trong dạy học tác phẩm thơ việt nam hiện đại sau 1975 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)