Hình 2 .14 Sơ đồ nguyên lý mạch nghịch lưu nguồn dòng
Hình 2.24 Mạch vòng điều khiển công suất
2.4. Kết luận chương 2
2.4.1. Căn cứ để chọn hệ thống điện mặt trời nối lưới:
Hệ thống NLMT sẽ chuyển hóa quang năng thành điện một chiều thông qua tấm Pin. Nguồn 1 chiều này sẽ được chuyển đổi thành nguồn xoay chiều cùng pha và cùng tần số với lưới điện quốc gia để cấp cho tải, nếu dư sẽ được hòa vào lưới điện.
Hệ thống NLMT được dùng cho các tải tiêu thụ nhiều điện năng vào ban ngày như Nhà xưởng, Trường học, Bệnh viện, Cơ quan, hộ gia đình…
* Ưu điểm của hệ thống:
+ Cấu trúc rất đơn giản, độ bền cao.
+ Giảm lượng điện năng tiêu thụ từ lưới vào ban ngày. + Có nguồn thu từ việc bán điện dư lên lưới.
+ Giảm được gánh nặng cho lưới điện quốc gia vào các mùa khô hạn và giờ cao điểm.
* Nhược điểm của hệ thống:
+ Không có điện cung cấp cho tải khi mất điện lưới.
+ Nếu triển khai HTĐMT áp mái tập trung quá nhiều trong một khu vực có thể ảnh hưởng đến vận hành lưới điện và chất lượng điện năng.
+ Điện NLMT chỉ tạo ra vào ban ngày, ban đêm vẫn phải sử dụng điện do lưới điện quốc gia cung cấp.
Chương 3
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, KINH DOANH NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CHO THÀNH PHỐ SƠN LA
3.1. Đặt vấn đề
Như phần mở đầu đã nói, thành phố Sơn La là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn trong toàn tỉnh, nhu cầu phụ tải ngày càng tăng cao. Qua từng năm, lưới điện được đầu tư, cải tạo nhưng do nguồn vốn hạn chế nên chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu về chất lượng điện năng. Tổn thất điện năng tăng, điện áp cung cấp cho các hộ dân chưa đảm bảo tiêu chuẩn ở một số thời điểm, đặc biệt là vào giờ cao điểm trong ngày. Kinh tế phát triển, nhu cầu đời sống ngày càng cao dẫn đến thiết bị điện của các hộ tiêu dùng ngày càng nhiều, chi phí tiền điện phải trả hàng tháng ngày càng cao. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và công nghệ thông tin, khách hàng sử dụng điện đã từng bước trở thành nhà tiêu dùng thông thái, quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp tiết kiệm chi phí tiền điện. Đã từ lâu, việc phát điện sử dụng năng lượng mặt trời đã được coi là giải pháp năng lượng của tương lai, nay đã trở thành năng lượng của thời đại. Qua từng năm, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, pin mặt trời được sản xuất ngày càng nhiều với giá thành ngày càng giảm. Đến nay, điện sử dụng năng lượng mặt trời đã dần trở nên phổ biến và được các hộ gia đình lắp đặt sử dụng. Điện năng lượng mặt trời cũng mang lại cho ngành Điện và các hộ dân giải pháp kỹ thuật, kinh doanh cụ thể và thiết thực.
Từ những nghiên cứu, phân tích về hệ thống năng lượng mặt trời như đã trình bày trong chương 2, ta có thể khái quát một số vấn đề sau:
3.1.1. Ưu, nhược điểm của năng lượng mặt trời
- Ưu điểm
+ Giảm các hóa đơn tiền điện
Năng lượng trong những năm vừa qua tăng ít nhất 7% một năm. Bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi các hóa đơn tiện ích gia tăng bằng cách kết hợp các tấm pin mặt trời vào hỗn hợp năng lượng của bạn. Điều này sẽ giảm đáng kể các khoản tiền điện của bạn. Vì vậy, trong khi chi phí tiện ích tiếp tục tăng cao mỗi năm, việc lắp
đặt pin năng lượng mặt trời có thể giúp giảm tác động. Cũng nên nhớ rằng điện năng sinh ra từ các tấm pin mặt trời là miễn phí.
+ Bán lại điện
Nếu hệ thống của bạn sản xuất nhiều năng lượng hơn bạn cần, thông qua các chương trình thuế quan, bạn có thể bán thặng dư trở lại lưới điện. Vì vậy, ngoài việc cắt giảm hóa đơn tiện ích, đầu tư vào các tấm pin mặt trời sẽ cho bạn một khoản bảo đảm cho thu nhập được nhà nước hỗ trợ trong 20 năm tới.
+ Giảm thải Carbon
Chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời sẽ cắt giảm lượng khí thải carbon, vì nó là một nguồn năng lượng tái sinh. Không giống như các máy phát điện truyền thống, năng lượng mặt trời không thải ra bất kỳ khí cacbonic (CO2) hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Ước tính cũng cho thấy rằng các tấm pin mặt trời cho nhà có thể tiết kiệm được khoảng một tấn CO2 mỗi năm, mà đến khoảng 25 tấn trong suốt thời gian vận hành của nó.
+ Hiệu quả quanh năm
Các tấm pin mặt trời hoạt động quanh năm. Khả năng của chúng được phát huy đầy đủ nhất trong những tháng đầy nắng, nhưng chúng cũng sản xuất một lượng điện đáng kể trong mùa đông, cũng như vào những ngày nhiều mây.
+ Không cần bảo trì nhiều
Các tấm pin mặt trời cần hầu như không cần bảo trì. Một khi các tấm pin này được lắp đặt, bạn cần phải giữ chúng sạch sẽ và kiểm tra xem có bất kỳ cây nào bắt đầu che phủ bóng râm lên chúng không. Giữ cho pin được sạch sẽ thậm chí còn dễ dàng hơn khi các tấm pin mặt trời được lắp trên mái nhà nghiêng, vì lượng mưa có thể giúp làm sạch bụi khỏi hệ thống.
Với các tấm pin mặt trời lắp đặt trên mặt đất, bảo trì có thể là nhiều vấn đề hơn, vì lắp đặt ở đây có thể tích tụ bụi, mảnh vụn hoặc phân chim. Bất kỳ bụi bẩn nào có thể được lấy ra khỏi tấm pin mặt trời bằng cách sử dụng nước nóng, bàn chải, và có thể một số chất tẩy rửa khác.
+ Độc lập với lưới điện
Các tấm pin mặt trời độc lập với hệ thống lướiđiện công cộng nên rất lý tưởng cho các khu vực xa xôi, nơi mở rộng đường dây điện để kết nối với lưới điện
điện sẽ là quá đắt. Đây là một giải pháp hợp lý và hiệu quả cho những ngôi nhà bị cô lập ở các vùng nông thôn, hải đảo.
Cũng có khả năng tích hợp pin lưu trữ các hệ thống pin năng lượng mặt trời, và điều này có thể được sử dụng như một bộ lưu trữ năng lượng. Pin dự trữ năng lượng được thu thập bởi pin mặt trời, dự trữ điện cho các ngày mưa hoặc để sử dụng suốt đêm. Hệ thống pin mặt trời rất tốn kém, và thông thường giá dao động từ 700.000 đến 7 triệu tùy thuộc vào kích cỡ và công suất của pin. Tuy nhiên, phát triển công nghệ đang dẫn đến các giải pháp mới và cuối cùng sẽ đưa ra một giải pháp tuyệt vời cho năng lượng mặt trời vào ban đêm.
- Nhược điểm
+ Chi phí ban đầu cao
Không có gì ngạc nhiên khi chi phí cho bảng năng lượng mặt trời ban đầu cao. Mặc dù, một số chương trình trợ cấp cũng như trợ cấp của chính phủ giúp cân đối chi tiêu. Khi các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng mặt trời xuất hiện, giá các tấm pin mặt trời sẽ tiếp tục giảm làm cho đầu tư trở nên hợp lý hơn.
+ Phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời
Các tấm pin mặt trời phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời, và mặc dù điều này không nhất thiết phải là ánh sáng mặt trời trực tiếp, chúng hiệu quả nhất ở các vị trí có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Do đó, chúng không thể sản xuất năng lượng vào ban đêm và ít hiệu quả hơn trong mùa đông nhiều mây. Do đó, giải pháp hiệu quả cho việc này là chuyển sang lưới điện chính vào ban đêm. Ngoài ra, ngôi nhà có hệ thống độc lập có thể lưu trữ năng lượng trong pin trong ngày để sử dụng vào ban đêm.
+ Vị trí của pin mặt trời
Một vị trí không chính xác của các tấm pin mặt trời có thể là một trở ngại lớn cho hiệu quả của việc phát điện. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi điều này là những ngôi nhà được bao phủ bởi cây cối và cảnh quan. Cũng giống như vậy, nếu bạn sống trong một khu vực bao quanh bởi các tòa nhà lớn, hiệu quả của các tấm pin mặt trời sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, hiệu quả có thể được tăng lên bằng cách thêm nhiều tấm hơn vào mái nhà của bạn để tạo ra một nguồn cung cấp đầy đủ điện.
3.1.2. So sánh về ưu nhược điểm một số hệ thống năng lượng mặt trời
3.1.2.1. Hệ thống NLMT độc lập (Off Grid Solar System)
Hệ thống NLMT sẽ chuyển hóa quang năng từ Mặt trời thông qua tấm pin thành điện năng và điện năng này được lưu trữ trực tiếp trên acquy, hệ thống hoạt động độc lập và không cần điện lưới quốc gia.
Hệ thống NLMT độc lập được dùng trong các trường hợp sau:
- Nơi không có lưới điện quốc gia hoặc chi phí cho việc phát triển lưới điện quá cao.
- Có lưới điện nhưng muốn có hệ thống điện của riêng mình. - Cung cấp năng lượng cho các phương tiện di chuyển liên tục.
- Cần hệ thống điện tuyệt đối an toàn, hoàn toàn sử dụng điện 1 chiều. * Ưu điểm của hệ thống:
- Tự chủ nguồn điện, không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia. - Rất linh hoạt, có thể lắp đặt ở mọi nơi.
* Nhược điểm của hệ thống:
- Chi phí đầu tư cho hệ thống lưu trữ điện một chiều lớn nếu muốn đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu sử dụng điện.
- Việc thay mới hệ thống acquy sẽ tạo ra nguồn xả thải độc hại và khó xử lý cho môi trường.
- Acquy phải được thay thế thường xuyên.
3.1.2.2. Hệ thống NLMT nối lưới trực tiếp (On Grid System)
Hệ thống NLMT sẽ chuyển hóa quang năng thành điện một chiều thông qua tấm Pin. Nguồn 1 chiều này sẽ được chuyển đổi thành nguồn xoay chiều cùng pha và cùng tần số với lưới điệzn quốc gia để cấp cho tải, nếu dư sẽ được hòa vào lưới điện.
Hệ thống NLMT được dùng cho các tải tiêu thụ nhiều điện năng vào ban ngày như Nhà xưởng, Trường học, Bệnh viện, Cơ quan, hộ gia đình…
* Ưu điểm của hệ thống:
- Cấu trúc rất đơn giản, độ bền cao.
- Chi phí cho đầu tư và kiểm tra bảo dưỡng thấp. - Giảm lượng điện năng tiêu thụ từ lưới vào ban ngày.
- Có nguồn thu từ việc bán điện dư lên lưới.
- Giảm được gánh nặng cho lưới điện quốc gia vào các mùa khô hạn và giờ cao điểm.
* Nhược điểm của hệ thống:
- Không có điện cung cấp cho tải khi mất điện lưới.
- Nếu triển khai HTĐMT áp mái tập trung quá nhiều trong một khu vực có thể ảnh hưởng đến vận hành lưới điện và chất lượng điện năng.
- Điện NLMT chỉ tạo ra vào ban ngày, ban đêm vẫn phải sử dụng điện do lưới điện quốc gia cung cấp.
- Không dùng được cho các khu vực ít nắng hay bị mưa bão ảnh hưởng.
3.1.2.3. Hệ thống kiểu kết hợp, vừa lưu trữ vừa hòa lưới
Đây là hệ thống kết hợp giữa kiểu độc lập và nối lưới trực tiếp. Điện 1 chiều sinh ra từ tấm Pin sẽ được ưu tiên nạp vào hệ thống lưu trữ (hệ thống acquy), sau đó sẽ được biến đổi thành điện xoay chiều để cung cấp cho tải, nếu dư sẽ được phát ngược lên lưới điện quốc gia.
Hệ thống kiểu kết hợp được dùng cho tải yêu cầu phải luôn có điện như Bệnh viện, Trung tâm dữ liệu… Hệ thống NLMT sẽ tạo ra điện năng cung cấp cho tải và hòa lên lưới điện (nếu dư). Trong trường hợp mất điện, chức năng hòa động bộ của Inverter sẽ ngưng hoạt động, điện từ hệ thống lưu trữ sẽ được nghịch lưu và cấp điện cho tải.
Hệ thống NLMT vừa lưu trữ vừa hòa lưới kết hợp ưu điểm của hai hệ thống nêu trên, tuy nhiên chi phí cho việc đầu tư và bảo dưỡng hệ thống là rất lớn.
3.1.3. Các văn bản pháp quy về điện mặt trời mái nhà
1. Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam
2. Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam
3. Quyết định 67/QĐ-EVN về việc phân cấp, ủy quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà
4. Thông tư 16/2017/TT-BCT Quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời
5. Thông tư số 05/2019/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời
6. Thông tư 39/2015/TT-BCT Quy định hệ thống điện phân phối
7. Văn bản 1337/EVN-KD về việc hướng dẫn thực hiện tạm thời đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà
8. Văn bản 1530/EVN-TCKT- KD về việc hạch toán doanh thu, chi phí hệ thống điện áp mái tại văn phòng Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.
9. Văn bản 1534/BTC-CST của Bộ tài chính về việc chính sách ưu đãi đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất lắp đặt không quá 50kW
10. Văn bản 1586/EVN-KD về việc thay biểu mẫu BM.03 kèm theo văn bản 1532/EVN-KD
11. Văn bản 2266/EVN-KD về việc hướng dẫn vướng mắc về điện mặt trời mái nhà
12. Văn bản 1397/EVNNPC-KD về việc Hướng dẫn thực hiện các dự án Điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN)
13. Văn bản 2274/EVNNPC-KD+TCKT về việc Hướng dẫn hạch toán doanh thu- chi phí liên quan đến dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN)
14. Văn bản số 3450/EVN-KD ngày 2/7/2019 của EVN về việc hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc về điện mặt trời mái nhà
15. Văn bản 2846/EVNNPC-KD của EVNNPC về việc Hướng dẫn giải quyết vướng mắc liên quan đến dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN)
3.2. Quan điểm và định hướng phát triển NL tái tạo ở VN đến 2030 và tầm nhìn đến 2050
Ngày 25 tháng 11 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg.
hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường; Phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp với phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo; kết hợp sử dụng công nghệ ngắn hạn với phát triển công nghệ dài hạn; kết hợp chính sách ưu đãi, hỗ trợ với cơ chế thị trường và kết hợp tái cơ cấu với nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 (Chiến lược) đặt ra 9 mục tiêu và định hướng phát triển theo các giai đoạn như sau:
3.2.1. Giai đoạn từ nay đến 2030
- Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo độc lập nhằm đáp ứng mục tiêu điện khí hóa nông thôn.
- Đầu tư phát triển các nhà máy phát điện sử dụng năng lượng tái tạo nối lưới.
- Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp nhiệt năng. - Phát triển và sử dụng nguồn nhiên liệu sinh học.
3.2.2. Định hướng đến 2050
Tập trung nguồn lực, khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng năng lượng tái