Nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế mạng pps (Trang 28 - 29)

Cơ sở về cầu nố

3.2.1.2 Nguyên lý hoạt động

Khi cầu nối trong suốt được mở điện, nó bắt đầu học vị trí của các máy tính trên mạng bằng cách phân tích địa chỉ máy gởi của các khung mà nó nhận được từ các cổng của mình. Ví dụ, nếu cầu nối nhận được một khung từ cổng số 1 do máy A gởi, nó sẽ kết luận rằng máy A có thể đến được nếu đi ra hướng cổng 1 của nó. Dựa trên tiến trình này,

cầu nối xây dựng được một Bảng địa chỉ cục bộ (Local address table) mô tả địa chỉ của các máy tính so với các cổng của nó.

Địa chỉ máy tính (Địa chỉ MAC) Cổng hướng đến máy tính 00-2C-A3-4F-EE-07 1

00-2C-A3-5D-5C-2F 2 ...

Hình 3.3 – Bảng địa chỉ cục bộ của cầu nối

Cầu nối sử dụng bảng địa chỉ cục bộ này làm cơ sở cho việc chuyển tiếp khung. Khi khung đến một cổng của cầu nối, cầu nối sẽ đọc 6 bytes đầu tiên của khung để xác định địa chỉ máy nhận khung. Nó sẽ tìm địa chỉ này trong bảng địa chỉ cục bộ và sẽ ứng xử theo một trong các trường hợp sau:

Nếu máy nhận nằm cùng một cổng với cổng đã nhận khung, cầu nối sẽ bỏ qua khung vì biết rằng máy nhận đã nhận được khung.

Nếu máy nhận nằm trên một cổng khác với cổng đã nhận khung, cầu nối sẽ chuyển khung sang cổng có máy nhận.

Nếu không tìm thấy địa chỉ máy nhận trong bảng địa chỉ, cầu nối sẽ gởi khung đến tất cả các cổng còn lại của nó, trừ cổng đã nhận khung.

Trong mọi trường hợp, cầu nối đều cập nhật vị trí của máy gởi khung vào trong bảng địa chỉ cục bộ.

Cầu nối trong suốt thành công trong việc phân chia mạng thành những vùng đụng độ riêng rời. Đặc biệt khi quá trình gởi dữ liệu diễn ra giữa hai máy tính nằm về cùng một hướng cổng của cầu nối, cầu nối sẽ lọc không cho luồng giao thông này ảnh hưởng đến các nhánh mạng trên các cổng còn lại. Nhờ điều này cầu nối trong suốt cho phép cải thiện được băng thông trong liên mạng.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế mạng pps (Trang 28 - 29)