Bảo vệ an ninh lãnh thổ

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục quốc phòng an ninh (Trang 79 - 81)

Bảo vệ an ninh lãnh thổ là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động xâm hại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để bảo vệ an ninh lãnh thổ phải giải quyết tốt các vấn đề sau:

+ Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh, trật tự tại tuyến biên giới, hải đảo.

+ Chủ động giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bằng phương pháp hòa bình, tránh đối đầu, không để xảy ra xung đột, chiến tranh biên giới.

+ Kiên quyết, kiên trì mục tiêu giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, khẳng định chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm tại khu vực biên giới, hải đảo.

+ Tăng cường tiềm lực, trang bị cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự tại biên giới, xây dựng quy chế phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng trong bảo vệ an ninh biên giới, lãnh thổ.

2.2. Nội dung bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

+ Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật, nhằm xây dựng xã hội an ninh, an toàn, trật tự, văn minh, nề nếp và thân thiện.

+ Kịp thời làm rõ nguyên nhân, khắc phục những tồn tại hạn chế, khó khăn, bất cập và điều kiện nảy sinh tội phạm. Xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc phức tạp nảy sinh về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

+ Đẩy lùi tội phạm, giảm các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không để tội phạm lộng hành, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

+ Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về kinh tế, tham nhũng, ma túy, môi trường, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan trực tiếp đến sự suy thoái đạo đức gia đình, xã hội...

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật phòng, chống tội phạm; tiếp thu có chọn lọc tính tích cực các hương ước, quy tắc của cộng đồng dân cư trong phòng, chống tội phạm và đảm bảo an ninh, trật tự cơ sở.

+ Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù.

+ Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và cán bộ làm công tác thi hành án hình sự; đảm bảo nguồn lực (nhân lực, vật lực) cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.

- Phòng, chống tệ nạn xã hội

+ Phòng, chống tệ nạn xã hội là nội dung quan trọng, là bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển đất nước, phục vụ nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tạo môi trường xã hội ổn định, lành mạnh, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Sử dụng đồng bộ các biện pháp để phòng, chống tệ nạn xã hội. Kết hợp giữa phòng ngừa và đấu tranh trấn áp, lấy phòng ngừa là chính. Coi trọng công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa từ gia đình và cơ sở.

+ Khắc phục căn bản nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn tại và phát triển của các tệ nạn xã hội, trước hết là các nguyên nhân, điều kiện do những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội... Nâng cao hiệu quả quản lý một số lĩnh vực dịch vụ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.

+ Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.

- Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội + Quản lý về cư trú .

+ Cấp phát, quản lý giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước. + Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ, công cụ hỗ trợ.

+ Quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

+ Quản lý về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Phòng ngừa tai nạn

+ Hoàn thiện các các văn bản pháp luật về an toàn xã hội, nhất là an toàn giao thông,

an toàn cháy nổ, an toàn lao động...

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân trong chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, an toàn lao động, an toàn cháy nổ.

+ Tăng cường xử lý những hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông, an toàn lao động, an toàn cháy nổ...

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục quốc phòng an ninh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w