. Quy mô vốn và cách tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV tại tỉnh
3. Giải pháp đối với Agribank GiaLai
3.2.2. Giải pháp đối với DNNVV
3.2.2.1. Nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNVV
Trong hoạt động của DN, vấn đề tổ chức quản lý là rất quan trọng, nó có thể quyết định được khả năng tồn tại và phát triển của bản thân DN. Đây cũng chính là điểm yếu chung của hầu hết DNNVV.
DNNVV cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ của cấp quản lý, chọn người đứng đầu có đầy đủ năng lực, có khả năng tổ chức, am hiểu về thị trường, nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, kinh doanh lành mạnh, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, chăm lo đời sống cho người lao động, biết cống hiến cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Nguồn nhân lực nói chung và nhân lực cho các DNNVV nói riêng là hết sức cần thiết, bởi vì hiện nay nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong các DNNVV vừa thiếu và vừa yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, các DNNVV cần chú trọng đến việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ phù hợp yêu cầu chuyên môn của các DNNVV, bao gồm cả đội ngũ các nhà quản lý và chuyên môn kỹ thuật. Khi nguồn nhân lực các DNNVV có chuyên môn cao, sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV, nâng cao khả năng lập dự án cũng như tính r ràng, minh bạch của các báo cáo từ đó giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong việc thẩm định cho vay vốn đối với DNNVV.
3.2.2.2. Nâng cao năng lực tài chínhcủa DNNVV
DNNVV phải từng bước hoàn thiện, tạo niềm tin đối với hệ thống ngân hàng, trước hết đó là việc phải giữ ổn định tình hình tài chính DN trong giới hạn an toàn cho ph p theo các tiêu chuẩn đánh giá từ phía ngân hàng và những người đầu tư vào DN.
Do quy mô vốn chủ sở hữu của DN thường rất nhỏ, do vậy, để tăng cường tiềm lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô SXKD, các DNNVV cần huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách kêu gọi thêm thành viên, cổ
đông góp vốn. Từ đó, gia tăng khả năng thanh toán, cải thiện hệ số nợ của DNNVV, giúp DNNVV gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
3.2.2.3. Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự chuyên nghiệp trong quản lý và hoạt động của DN
DN cần phải đào tạo nhân viên làm tốt công tác lập báo cáo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc, minh bạch, r ràng, trung thực thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật, nghiệp vụ kế toán, kê khai nghĩa vụ nộp thuế đúng quy định. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực quốc tế, kịp thời, chính xác, phản ánh đúng tính chất và kết quả hoạt động của DN. Có như thế, DN mới có thể tạo được uy tín cho bản thân, tạo dựng được niềm tin đối với ngân hàng.
Hơn nữa, trong quá trình quan hệ tín dụng, các DNNVV cần tạo sự tín nhiệm với ngân hàng: cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực luôn thực hiện đúng những thỏa thuận với ngân hàng, thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng trong những tình huống xấu v n cố gắng tìm phương cách giải quyết tốt nhất để không làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của khoản cấp tín dụng kịp thời dự báo trước những khả năng xấu để có thể phối hợp với ngân hàng tìm cách tháo gỡ khó khăn, lành mạnh hóa lịch sử giao dịch tín dụng.
Để khắc phục những tồn tại hạn chế của DNNVV trong hạch toán kinh doanh minh bạch tài chính sẽ là điều kiện thuận lợi trong quá trình ứng dụng công nghệ trong quản lý, trong ứng dụng và phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, cải thiện điều kiện kinh doanh và tạo lập niềm tin cho ngân hàng trong quan hệ tín dụng.
3.2.2.4. Nắm bắt nhu cầu thị trường, quản lý rủi ro trong kinh doanh
DNNVV cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường, phát huy tối đa các lợi thế so sánh hiện có của DN, tích cực mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường mối liên kết giữa DN với người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh của DN, từ đó hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của thị trường.
Rủi ro trong kinh doanh của DN bắt nguồn từ mức độ tín nhiệm của các đối tác của DN, từ biến động về giá cả và biến động thị trường. Việc xác định và đo
lường rủi ro là hai yếu tố quan trọng để quản lý rủi ro có hiệu quả, từ đó tìm ra công cụ hạn chế rủi ro thích hợp. Với DNNVV, cần chú trọng đến dòng tiền của DN để quản lý được việc sử dụng vốn, đặc biệt là vốn vay ngân hàng được sử dụng đúng mục đích đã cam kết. Ngoài ra, các DNNVV cũng cần am hiểu và vận dụng có hiệu quả một số công cụ tài chính để quản lý rủi ro như hợp đồng k hạn, hợp đồng quyền chọn,... để quản lý sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN.
3.2.2.5. Phát huy tính linh hoạt và đa dạng của DNNVV
DNNVV có quy mô về vốn và lao động ở mức độ vừa phải, chính vì vậy nó dễ dàng xoay trở khi có sự biến động của thị trường. DNNVV cần nắm lấy ưu thế này trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh, tạo nguồn lực cho DN và cả vị thế trong đánh giá của ngân hàng, đối tác và công chúng. Nhờ tính linh hoạt và đa dạng mà DNNVV có thể triển khai nhanh chóng các quyết định kinh doanh của mình. Môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường với xu thế hội nhập ngày càng trở nên phức tạp, DNNVV cần phát huy hơn nữa tính linh hoạt và đa dạng trong việc tìm kiếm những cơ hội phù hợp với khả năng của mình.
3.2.2.6. Chú trọng quảng bá hình ảnh, thương hiệu, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm tăng uy tín của DNNVV
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập hơn với kinh tế thế giới, việc xây dựng hình ảnh DN đã và đang trở thành một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của các DN trên thương trường. Hình ảnh DN là sự tổng hòa của nhiều yếu tố: chất lượng sản phẩm, phong cách kinh doanh, văn hóa của DN cũng như các hoạt động truyền thông, quảng bá.
Mặt khác, các DNNVV cũng phải chủ động hội nhập, cần phải quan tâm nâng cao năng lực quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chính vì lẽ đó, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng khác phù hợp với từng hoạt động SXKD của DN là hết sức cần thiết. Trong giai đoạn kinh tế hội nhập hiện nay, việc quản lý và sản xuất theo một tiêu chuẩn quốc tế nào đó phù hợp cho hoạt động kinh doanh của DN sẽ tạo được thương hiệu nhất định, tăng tính
cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, cũng như sự đánh giá tốt của ngân hàng khi quyết định cho DN vay vốn.
3.2.2.7. Tận dụngcó hiệu quả các chính sách hỗ trợ dành cho DNNVV
Nhằm hỗ trợ DNNVV trong hoạt động kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn tín dụng, Chính Phủ và NHNN có những chính sách hỗ trợ cho DNNVV như: bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV vay vốn tại các NHTM, quỹ bảo lãnh cho vác DNNVV tại các địa phương, quỹ phát triển DNNVV, chương trình trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, kiến thức pháp luật, chương trình xúc tiến thương mại, ưu đãi về vốn và lãi suất cho DNNVV,... nhưng trên thực tế DNNVV chưa tận dụng có hiệu quả các chương trình hỗ trợ dành cho mình.
Trong thời gian đến, các DNNVV cần chủ động tìm hiểu thông tin, mạnh dạn tiếp cận các chương trình, chính sách hỗ trợ dành cho mình, trong đó cần lưu ý đến các chương trình hỗ trợ về vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV. Bên cạnh đó, DNNVV cần tận dụng quỹ bảo lãnh DN để khắc phục hạn chế về tài sản bảo đảm khi tiếp cận vốn TDNH.