2.3.6.2 .Tiêu chuẩn ắc quy
3.3. Thực trạng phát triển NL mặt trời ở Việt Nam và thành phố Lạng
3.3.1. Thực trạng phát triển NL mặt trời ở Việt Nam
Việc sử dụng năng lượng điện mặt trời ở Việt Nam đang trên đà phát triển không ngừng nghỉ. Bởi nguồn năng lượng mặt trời sẵn có quanh năm, bức xạ mặt trời khá ổn định, trung bình 150 kcal/m2. Nhu cầu lắp pin năng lượng mặt trời cho gia đình, công sở, nhà máy… liên tục tăng cao trong nhiều năm gần đây.
Tình hình sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam đã và đang phát triển nhanh một cách chóng mặt. Rất nhanh chúng ta đã biết khai thác và ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Sử dụng năng lượng điện mặt trời trong quy mô hộ gia đình. Ứng dụng trong quy mô nhà hàng, khách sạn hay các bệnh viện, quân đội. Hay ứng dụng cho các trung tâm dịch vụ xã hội như đèn công cộng, các trạm sạc pin… Có thể nói rằng ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam đã góp phần cải thiện tình hình kinh tế quốc gia.
Phải nói rằng thực trạng năng lượng mặt trời ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới. Mặc dù được đánh giá là nước có nguồn tài
nguyên năng lượng mặt trời lớn mạnh, có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, các dự án sử dụng năng lượng điện mặt trời ở Việt Nam chưa được chú ý và phát triển như đánh giá. Các dự án đang trên cả nước mới chỉ là quy mô vừa và nhỏ. Chủ yếu tập trung vào khai thác nhiệt năng từ năng lượng mặt trời, cho dù được các nhà chuyên môn đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam có cơ hội phát triển hàng đầu.
Những thuận lợi trong việc phát triển năng lượng mặt trời ở Việt Nam:
Như chúng ta đã biết điện năng lượng mặt trời dựa vào các tấm pin mặt trời để thu nhận năng lượng. Năng lượng mặt trời sau khi được thu nhận sẽ chuyển đổi thành dòng điện một chiều. Các tấm pin có mức công suất cao giá thành lại rẻ. Đặc biệt hệ thống chuyển đổi dòng điện một chiều sang xoay chiều được phát triển có độ tin cậy cao. Chính vì vậy việc sản xuất điện năng bằng pin mặt trời được đánh giá có ưu việt nổi trội.
Ngoài ra sử dụng điện năng lượng mặt trời sẽ thân thiện với môi trường. Không gây ảnh hưởng và tác động nhiều vào thiên nhiên.
Bảo dưỡng tiện lợi, thuận tiện khôi phục khi có vấn đề xảy ra. Chính những lợi thế này làm cho năng lượng mặt trời ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những hạn chế năng lượng mặt trời ở Việt Nam:
Bên cạnh những lợi ích mà năng lượng điện mặt trời mang lại thì cần phải nhắc đến những mặt hạn chế chưa tìm ra phương hướng giải quyết. Đơn giản như vấn đề môi trường. Việc sản xuất năng lượng điện mặt trời thân thiện với môi trường. Như quy trình công nghệ sản xuất ra tấm pin mặt trời có thể thải ra các loại khí làm ảnh hưởng xấu đến đời sống.
Ngoài ra, các chi phí liên quan đến lưu trữ năng lượng lại cao. Giá của các bình ắc quy tích trữ năng lượng điện mặt trời vẫn còn khá cao so với túi tiền của người dân. Nhìn chung, tình hình sử dụng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam chưa ổn định.
Điện năng lượng mặt trời có tính ổn định thấp: Có một sự thật không thể thay đổi đó là: Vào những ngày mưa gió, nhiều mây, ánh nắng mặt trời không
có. Bức xạ thấp dẫn đến nguồn năng lượng mặt trời thấp hoặc không có. Nên nguồn điện năng lượng mặt trời chưa được coi là “nguồn sống” chính yếu hiện nay. Như thế dẫn đến việc không thể kiểm soát được nguồn năng lượng điện. Không thể chủ động việc duy trì điện năng theo nhu cầu.
Mặt trái của việc thân thiện với môi trường: Có thể khẳng định thực trạng sử
dụng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là sạch và thân thiện với môi trường. Mọi vấn đề khai thác nguồn điện năng này không có bất kỳ tác động xấu nào đến khí quyển. Nhưng bên cạnh đó vẫn có mặt khác của vấn đề độc hại cho môi trường.
Đó là trong quá trình làm vệ sinh tẩy rửa các tấm pin. Các dung môi tẩy rửa đó là những chất độc hại nếu không xử lý thì sẽ chảy trực tiếp xuống đất, nước sinh hoạt. Hay như vấn đề xử lý các tấm pin hỏng mà nhà máy điện thải ra vẫn chưa có phương pháp rõ ràng.
Sự thật điện năng lượng mặt trời có nguồn năng lượng thấp: Một trong
những điều quan trọng hàng đầu về tình hình sử dụng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung là: Công suất trung bình được đo đạc bằng W/m2. Được thể hiện bằng điện năng có thể thu được từ đơn vị diện tích, thời tiết khí hậu của vùng. Mặc dù chỉ số điện năng lượng mặt trời là 170 W/m2 nhiều hơn so với các nguồn năng lượng tái tạo khác. Nhưng lại thấp hơn so với than, dầu, khí và điện hạt nhân. Vì vậy để tạo ra 1KW điện từ năng lượng mặt trời đòi hỏi một diện tích khá lớn của các tấm pin, cũng như điều kiện thời tiết ủng hộ.
Các dự án năng lượng mặt trời nổi bật ở Việt Nam: Tuy rằng nguồn năng lượng mặt trời ở Việt Nam đang được các nhà đầu tư quan tâm. Các dự án sử dụng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam đang ngày càng chú ý và phát triển, nhưng quy mô vẫn còn nhỏ. Một phần do chi phí quá lớn nên cản trở đến việc phát triển các dự án.
Tuy vậy, đã có các nhà đầu tư dũng cảm đặt nhiều tâm huyết để đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời như:
Dự án điện khí hoá nông thôn Fondem France-Solarlab Vietnam, 1990- 2000
Dự án điện mặt trời với công suất 154 kWp ở khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Dự án điện mặt trời Hồng Phong 1 Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong Nhà máy điện mặt trời Phong Phú Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn Nhà máy điện mặt trời BP Solar 1 Nhà Máy điện mặt trời Bim 1 Các dự án điện mặt trời Tây Ninh Các dự án điện mặt trời ở Huế
Các dự án điện mặt trời ở Phú Yên…
Đây là những dự án điện năng lượng mặt trời năm 1990 đến nay. Đã có những nhà máy đi vào hoạt động mang lại nhiều lợi ích về kinh tế đời sống cho đất nước.
Các nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời ở Việt Nam:
Việt Nam đã xây dựng các nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời hiện đại. Đáp ứng tiềm năng sẵn có và nhu cầu sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam hiện nay.
Dưới đây là những nhà máy đi đầu trong ngành công nghệ sản xuất pin mặt trời.
Dự án HT Solar tại KCN Tràng Duệ, An Dương, Hải Phòng. Dự án đã được cấp phép đầu tư tháng 7 năm 2016. Tổng số vốn đầu tư lên đến 22 triệu USD.
Dự án IREX ở Vũng Tàu được thành lập 2012. Là một trong những nhà máy sản xuất hiện đại bấc nhất. Tiêu chuẩn thiết kế đạt yêu cầu chủng loại IEC, rất an toàn cho pin mặt trời.
Dự án Vina Solar ở Lạng Sơn. Được thành lập đầu năm 2018 có số vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD. Diện tích xây dựng là 228 ha.
Dự án IC Energy ở Quảng Nam, được khởi công từ năm 2011. Tổng giá trị đầu tư lên tới 390 triệu USD. Áp dụng công nghệ tiên tiến từ Mỹ và Châu Âu. Dự án Trina Solar ở Bắc Giang được thành lập từ 2017. Tổng số vốn đầu tư lên tới 100 triệu USD. Diện tích mặt xưởng là 42.000 m2, sản xuất loại pin đơn tinh thể và đa tinh thể.
Với thực trạng năng lượng mặt trời ở Việt Nam hiện nay thì tương lai gần ngành công nghệ điện năng lượng mặt trời phát triển rất nhanh. Thúc đẩy nền kinh tế của cả nước và đời sống của người dân lên một tầng cao mới.