CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.4. Phân tích mơ hình động lực đáp ứng
1.1.2.155. Mơ hình động lực – đáp ứng (DPSIR) được phát triển bởi Tổ chức Môi trường châu Âu năm 1999 để phân tích các tác động của mơ hình canh tác lúa truyền thống đến hiện trạng KTXH và môi trường tại khu vực nghiên cứu [107]. Khung phân tích tổng hợp DPSIR đã được áp dụng ở nhiều nghiên cứu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được đánh giá là có hiệu quả trong phân tích đánh giá tác động qua lại với nhau giữa các yếu tố trong hệ thống [108-109]. Mơ hình động lực – đáp ứng bao gồm 5 hợp phần được mô tả như sau:
1.1.2.156. D (Driving forces – Động lực) - Phân tích nguyên nhân sâu xa: làm rõ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình đặt mục tiêu định hướng phát triển, thói quen văn hóa, trình độ khoa học cơng nghệ,… từ đó tạo sức ép lên các dự án (khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải gồm cả hoạt động nhận chìm chất nạo vét) phải được triển khai.
1.1.2.157. P (Pressure –Áp lực/sức ép): chỉ rõ các sức ép kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng, mơi trường mà các động lực tạo ra.
1.1.2.158. S (State – Hiện trạng): chỉ rõ hiện trạng KTXH, môi trường và sinh thái: ở đâu? phạm vi, quy mơ, tính chất, cơng nghệ, nhân lực, nhằm đáp ứng P.
1.1.2.159. I (Impact – Tác động): chỉ rõ các tác động tích cực và tiêu cực về các mặt KTXH – môi trường và sinh thái mà việc thực hiện dự án tạo ra dưới các sức ép, như là kết quả của State.
1.1.2.160. R (Respose – Đáp ứng): các chính sách điều chỉnh các tác động từ hoạt động của dự án, các giải pháp, các cách ứng phó (về các mặt luật pháp, công nghệ, quản lý, nguồn lực).
1.1.2.161. Trong Luận án, động lực là các yếu tố thúc đẩy hoạt động khai thác cát ven bờ và nạo vét luồng hàng hải dẫn đến những biến đổi về môi trường biển ven bờ. Các yếu tố này có thể bao gồm các hoạt động thúc đẩy trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải vùng bờ biển Hải Phịng. Chúng có thể là các hoạt động kinh tế, xã hội hoặc sinh thái và có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực. Chúng là nguyên nhân của sự biến đổi chất lượng môi trường biển và các tác động đến HST biển. Ở góc độ địa phương, động lực thúc đẩy các dự án khai thác cát và nạo vét luồng hàng
1.1.2.162. hải ngày càng tăng xuất phát từ nhu cầu phát triển KTXH của thành phố Hải Phòng, đặc biệt trong lĩnh vực san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động cảng và hàng hải. Bên cạnh đó, sự thúc đẩy từ việc gia tăng nhu cầu cát cho san lấp và xây dựng trên thế giới. Động lực gây ra các sức ép đến tài ngun vùng ven biển Hải Phịng thơng qua việc gia tăng hoạt động mở mỏ khai thác cát, gia tăng hoạt động khai thác trái phép, khai thác quá mức. Thông qua đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu, các vấn đề môi trường và KTXH ở nơi diễn ra hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải để xác định các tác động đến môi trường của các hoạt động, đồng thời phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, phát huy các yếu tố tích cực đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững vùng bờ.