Sau khi tìm hiểu về cơ sở lý thuyết chúng em đã có một số kiến thức cơ bản để tiến hành thực nghiệm. Nhưng kiến thức thì vô hạn, sự hiểu biết của chúng em thì có giới hạn nên không thể tránh khỏi sai sót. Mặc dù vậy chúng em đã tìm cách hạn chế và hoàn thành đồ án nghiên cứu khả năng khử màu thuốc nhuộm bằng phương pháp điện phân một cách tốt nhất. Bên cạnh đó chúng em cũng hi vọng khoa và trung tâm hỗ trợ thêm cho chúng em nghiên cứu sâu hơn về đề tài khả năng khử màu thuốc nhuộm acid bằng phương pháp điện phân. Sau đây là kế hoạch thực nghiệm của nhóm chúng em. Các bước tiến hành thực nghiệm:
- Quét phổ UV-VIS tìm λmax của từng loại thuốc nhuộm acid. - Sử dụng λmax dựng đường chuẩn của từng loại thuốc nhuộm.
- Khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố như: dòng điện, thời gian điện phân, pH, nồng độ thuốc nhuộm, nồng độ muối NaCl và nhiệt độ đến hiệu suất khử màu. - Chọn khoảng khảo sát của 4 yếu tố để quy hoạch thực nghiệm.
- Quy hoạch thực nghiệm. - Tối ưu hóa.
- Sau khi tối ưu hóa, chọn điều kiện tốt nhất của quá trình điện phân bằng dung dịch NaCl để xử lý màu thuốc nhuộm acid.
2.1. Bước 1: Quét phổ UV-VIS tìm λmax của từng loại thuốc nhuộm acid
2.2. Bước 2: Dựng đường chuẩn
Từ đây tìm được λmax của từng màu thuốc nhuộm acid tương ứng để tiến hành đo quang dựng những đường chuẩn tương ứng.
2.3. Bước 3: Quy hoạch thực nghiệm
Từ những đường chuẩn này chúng em tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất khử màu thuốc nhuộm acid như:
+ Dòng điện ảnh hưởng như thế nào khi ta tăng hoặc giảm.
+ Thời gian điện phân càng nhiều hay ít có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất khử màu.
+ pH ảnh hưởng như thế nào đến khả năng khử màu thuốc nhuộm khi điện phân.
+ Nồng độ muối NaCl ảnh hưởng nhiều hay ít đến khả năng khử màu thuốc nhuộm.
+ Nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến việc khử màu thuốc nhuộm trong quá trình điện phân khử màu thuốc nhuộm acid hay không?
Từ những số liệu trên chúng em sẽ chọn ra 4 yếu tố có ảnh hưởng nhất đến quá trình khử màu thuốc nhuộm bằng phương pháp điện phân để quy hoạch thực nghiệm. 2.4. Bước 4: Tối ưu hóa
Tiến hành quy hoạch thực nghiệm. Sau đó là tối ưu hóa, từ đó sẽ chọn ra những điều kiện tốt nhất của quá trình điện phân bằng dung dịch NaCl để xử lý màu thuốc nhuộm acid.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngô Thị Nga, Trần Văn Nhân, “Giáo trình công nghệ xử lý nước thải”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (1999).
[2] PGS. TS Cao Hữu Lượng, PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh, “Hóa học thuốc nhuộm”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[3] GS. TSKH Trần Mạnh Trí, TS Trần Mạnh Trung, “Các quá trình oxi hóa nâng cao trong xử lý nước và nước thải - Cơ sở khoa học và ứng dụng”, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
[4] PGS. TS.Đặng Trấn Phòng, “Sinh thái và môi trường trong dệt nhuộm”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[5] Nguyễn Cảnh, “Quy hoạch thực nghhiệm”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh (2004).
[6] Nguyễn Công Toàn, “Công nghệ nhuộm và hoàn tất”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh (2005).
[7] Trần Văn Thạnh, “Hóa học hữu cơ”, Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh – Bộ môn hữu cơ (1998).
[8] Nguyễn Hữu Phú, “Hóa lý và Hóa keo”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, trang 409-411, 423-429.
[9] Võ Thị Ngọc Xuân, “Nghiên cứu thực nghiệm và đề xuất công nghệ khả thi xử lý nước thải ngành công nghệ dệt-nhuộm”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, 1999.
[10] “Sổ tay tra cứu thuốc nhuộm”, Viện công nghệ dệt sợi, Hà Nội (1993). [11] Võ Hồng Thái “giáo khoa hóa vô cơ”, vấn đề II vô cơ.
[12] PGS. Nguyễn Đức Vân, “hóa học vô cơ” (các kim loại điển hình), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[14] Wedsite http://www.sunnychemical.com/Acid%20dye_Yellow.htm. [15] Wedsite http://www.sunnychemical.com/Acid%20dye_red.htm. [16] Wedsite http://www.sunnychemical.com/Acid%20dye_Bule.htm. [17] Wedsite http://www.chemblink.com/products/129-17-9.htm.
[18] Wedsite http://www.chemicalbook.com/ChemicalProductProperty_EN. aspx? CBNumber=CB2775634.