0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Những ví dụ đơn giản về mã:

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT TRUYỀN SỐ LIỆU - CHƯƠNG 3 PPT (Trang 48 -50 )

1 8 Dạng I 0 N(S) P/F N(R)

3.6.3.2 Những ví dụ đơn giản về mã:

Trong chương 1 chúng ta đã thấy trong mã số 5 của CCITT (mã ASCII) mỗi ký tự gồm có 7 bit và 1 bit kiểm tra. Với kiểm tra chẳn, giá trị của bit kiểm tra là 0 nếu số lượng các bit có giá trị 1 trong 7 bit là chẳn và nó có giá trị 1 trong trường hợp ngược lại. Còn nếu kiểm tra lẻ thì ngược lại. Thông thường người ta sử dụng kiểm tra chẳn và bit kiểm tra gọi là P. Giá trị kiểm tra đó cho phép ở bộ thu phát hiện ra những sai sót đơn giản.

Ví dụ:

Ký tự Mã ASCII Từ mã A 1000001 10000010

E 1010001 10100011 bit P V 0110101 01101010

Vấn đề là trong khi dùng bit kiểm tra, thông thường nhiễu xung kéo dài không phải chỉ có độ dài 1 bit mà là nhiều bit, nhất là khi tốc độ truyền tăng cao. Với cách kiểm tra trên nếu số bit sai là chẳn (2,4,6 bit) ta không thể phát hiện được.

Hình 3.50 Khả năng sinh bit sai thứ hai.

Hình vẽ cho ta thấy khả năng sinh ra sai số ở bit thứ hai sau bit đầu tiên với đường truyền có tốc độ 1200 bps. Để giảm bớt sai số đó người ta dùng mã kiểm tra khối LRC (BCC).

b. Kiểm tra chẳn lẽ theo độ dài và ngang

Quá trình bảo vệ ký tự có thể giảm thiểu sai nếu như người ta dùng cách kiểm tra theo chiều ngang (theo từng ký tự - VRC) và đồng thời theo chiều dọc (LRC) khi ta truyền một khối thông tin người ta gọi là kiểm tra khối (BCC). Nếu như một sai sót nào đó sinh ra tại 1 bit bất kỳ, dựa vào các bit kiểm tra ngang và dọc ta có thể xác định được tọa độ của nó và đương nhiên như vậy ta có thể tìm ra và sửa nó.

Một frame coi như là một khối ký tự sắp xếp có hai chiều. Mỗi ký tự có bit kiểm tra chẳn lẻ (P). Nếu ta sắp các bit của các ký tự đúng vị trí tương ứng từ trên xuống thì ta có một khối các ký tự. Nếu tính theo chiều ngang.

Rj = b1j Å b2j Å … Å bnj với

Rj : bit kiểm tra thứ tự thứ j. bij : bit thứ i của ký tự thứ j. n : số lượng bit trong một ký tự. Nếu tính theo chiều dọc ta có:

Ci = bi1 Å bi2 Å … Å bim với

Ci : bit kiểm tra cột thứ i. m : số lượng ký tự trong frame.

Người ta gọi Rj là VRC, còn Ci là LRC. Hình 4.6 cho ta ví dụ đó. Hình 3.51 Kiểm tra VRC và LRC.

Tuy nhiên phương pháp này cũng không phải hoàn toàn hiệu quả. Giả sử bit thứ nhất (b11) và bit thứ ba (b13) của ký tự thứ nhất bị sai, như vậy R1 sẽ không sai. Tuy nhiên, nếu dùng kiểm tra LRC ta sẽ thấy bit thứ nhất (c1) và bit thứ ba (c3) của LRC bị sai. Ta biết được sự truyền bị sai nhưng không biết sai ở ký tự nào. Bây giờ giả thuyết rằng bit thứ nhất và bit thứ ba của ký tự thứ năm cũng bị sai đồng thời với bit thứ nhất và bit thứ ba của ký tự thứ nhất, lúc đó ta sẽ không phát hiện được LRC bị sai, kết quả thu được có sai nhưng ta không phát hiện được.

Như vậy VRC và LRC chỉ phát hiện được số lẻ bit theo chiều ngang hay theo chiều dọc bị sai. Đó cũng là lý do tại sao trước kia có một số protocol dùng BCC để kiểm tra mà hiện tại các protocol mới không sử dụng. Để đạt được sự kiểm tra tốt hơn trong protocol SDLC-HDLC sử dụng FCS là mã CRC để kiểm tra sai.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT TRUYỀN SỐ LIỆU - CHƯƠNG 3 PPT (Trang 48 -50 )

×