Bài toán: Bảo toàn hợp đồng thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số sơ đồ thỏa thuận khóa bí mật và ứng dụng trong thanh toán điện tử (Trang 63 - 64)

Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, thì hợp đồng đồng thanh toán điện tử là bước cuối cùng trong quá trình thực hiện giao dịch hợp đồng TMĐT, tức là hai bên đã thỏa thuận xong hợp đồng mua bán. Giả sử bên A (bên bán) gửi hợp đồng yêu cầu thanh toán cho bên B (bên mua) yêu cầu bên B thanh toán như đã thỏa thuận. Vấn đề ở đây là liệu có một kẻ thứ ba trái phép nào đó chặn xem và chỉnh sửa nội dung bản hợp đồng thanh toán, chẳng hạn:

- Kẻ thứ ba này có thể sửa thông tin của tài khoản của bên A thành tài khoản của mình nhằm chiếm đoạt tiền. Khi bên B nhận được hợp đồng yêu cầu thanh toán và gửi và tài khoản đã sửa này thì tiền sẽ được chuyển và tài khoản của kẻ thứ ba này chứ không đến tài khoản đúng của bên A. Khi đó thiệt hại về kinh tế thuộc về cả hai bên A và B đồng thời làm mất lòng tin giữa các bên, đây là mục tiêu của những kẻ lừa đảo và chiếm đoạt tiền.

- Kẻ thứ ba có thể sửa những thông tin các thông tin trong bản hợp đồng thanh toán, khi bên B nhận được thì nhận thấy là các thông tin trong hợp đồng thanh toán không đúng như những điều khoản đã thỏa thuận trong bước thỏa thuận ký kết hợp đồng và thông báo hủy hợp đồng với bên A, lúc này thiệt hại tài chính thuộc về bên A đồng thời làm mất long tin đối với khách hàng từ đó đánh mất bạn hàng, đây là mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh trong TMĐT.

Vậy vấn đề mấu chốt trong bảo toàn hợp đồng thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp là làm sao để bảo đảm được tính toàn vẹn thông tin (bảo toàn) trong hợp đồng thanh toán giữa hai bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số sơ đồ thỏa thuận khóa bí mật và ứng dụng trong thanh toán điện tử (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)