Bài tập về tính tương đối của chuyển động Bài tập 26: Hãy quan sát (hình vẽ) và cho biết:

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM”VẬT LÍ 10 NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH “ pptx (Trang 25 - 29)

Bài tập 26: Hãy quan sát (hình vẽ) và cho biết:

a. Khi xe đạp chuyển động thì đầu van sau xe đạp có quỹ đạo như thế nào so với người đứng bên đường và người ngồi trên xe? c. Nếu xe đạp chạy với vận tốc 5km/h. So với xe đạp thì người ngồi trên xe chuyển động với vận tốc bao nhiêu? So với người đứng yên bên đường thì người trên xe chuyển động với vận tốc bao nhiêu?

Bài tập 27: Một toa tàu đang chạy với vận tốc 40km/h, người ngồi trong toa tàu thả một vật

xuống đường được minh họa bằng (hình vẽ). Hãy cho biết:

a. Người ngồi trong toa tàu và người đứng bên đường sẽ thấy vật rơi theo những quỹ đạo nào?

b. Người ngồi trong toa tàu sẽ chuyển động như thế nào so với toa tàu và so với người đứng bên đường? Và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

* Gợi ý sử dụng BT

GV có thể dùng hai BT trên để tạo tình huống đặt vấn đề vào bài “Tính tương đối của chuyển động – Công thức cộng vận tốc”. GV cũng có thể dùng để xây dựng kiến thức về tính tương đối của quỹ đạo và tính tương đối của vận tốc.

Bài tập 28: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng sông, với vận tốc 15km/h so với

mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9km/h so với bờ. Xác định: a. Vận tốc của thuyền so với bờ.

b. Một em bé đi từ đầu mũi thuyền đến cuối thuyền với vận tốc 6km/h so với thuyền. Vận tốc của em bé so với bờ là bao nhiêu?

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

Thông qua BT này, HS sẽ được rèn luyện các kỹ năng: thu thập, xử lý thông tin từ những quan sát, liên hệ thực tiễn; kỹ năng tính toán, phân tích và suy luận.

* Gợi ý sử dụng BT

BT này được sử dụng sau khi HS học xong bài “Tính tương đối của – Công thức cộng vận tốc”. GV có thể dùng trong khâu củng cố, vận dụng, giao nhiệm vụ về nhà hoặc cho các em làm kiểm tra.

Bài tập29 : Một ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng nước từ bến A đến bến B, cách nhau

36km, mất một khoảng thời gian là 2h.Vận tốc của dòng chảy là 6km/h. a. Tính vận tốc của ca nô đối với dòng chảy.

b. Tính khoảng thời gian ngắn nhất để ca nô chạy ngược dòng chảy từ bến B trở về bến A.

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS

Với BT này, HS sẽ được rèn luyện các kỹ năng: thu thập, xử lý thông tin từ những quan sát, liên hệ thực tiễn; kỹ năng tính toán, phân tích và suy luận.

* Định hướng giải BT

Với những BT về tính tương đối của chuyển động, HS sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm lời giải vì phải chọn những hệ quy chiếu khác nhau. Để giúp các em rèn luyện được những kỹ năng trên, cũng như tìm thỏa mãn được yêu cầu BT nêu ra, GV nên gợi mở, dẫn dắt HS bằng những câu hỏi sau:

- Đề bài cho ta xác định được những đại lượng nào?

- Khi ca nô xuôi dòng chảy, vận tốc của ca nô đối với dòng chảy và vận tốc của dòng chảy so với bờ sông có hướng như thế nào?

- Công thức xác định vận tốc của ca nô so với dòng chảy?

- Muốn tìm được khoảng thời gian ngắn nhất để ca nô chạy từ B về A, ta phải biết vận tốc nào?

* Gợi ý sử dụng BT

GV có thể dùng BT này trong khâu củng cố, vận dụng khi HS học xong bài “Tính tương đối của chuyển động – Công thức cộng vận tốc”. Cũng có thể giao nhiệm vụ về nhà hoặc cho HS làm kiểm tra.

3.Bảng thống kê điểm số của bài kiểm tra

Với những thực trạng trên tôi đã mạnh dạn xây dựng hệ thống bài tập và sử dụng trong những năm gần đây với phạm vi hẹp là một chương .Tôi đã thống kê trong một số lớp và nhiều đối tượng HS ,kết quả như sau

Điểm số Nhóm Tổng số HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 179 0 3 7 13 34 38 32 26 15 11 Đối chứng 178 1 8 16 21 44 42 24 11 8 3

4.Đề xuất ý kiến :Sau khi nghiên cứu đề tài này tôi có vài ý kiến đề xuất như sau:

-Giáo viên phải bám sát chương trình ,xây dựng được hệ thống bài tập cho các chương khác và cách sử dụng chúng một cách hợp lý nhằm nâng cao tính dạy học tích cực ,bồi dưỡng kĩ năng giải BT cho học sinh

-phân loại được bài tập dành riêng cho từng đối tượng HS để khai thác có hiệu quả cao nhất

KẾT LUẬN

Qua quá trình viết sáng kiến trên tôi thu được một số kết quả sau:

1. Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng BTVL trong dạy học vật lý ở trường phổ thông theo hướng rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho HS, mà cụ thể là:

- Làm rõ được các khái niệm, kỹ năng tự học, hệ thống các kỹ năng tự học trong dạy học vật lý.

- Làm rõ được vai trò của BTVL trong bồi dưỡng kĩ năng mà cụ thể là BTVL giúp rèn luyện cho HS những kỹ năng như: thu thập thông tin, xử lý thông tin, vận dụng những tri thức thu nhận được vào thực tiễn, tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh.

2. Trên cơ sở nghiên cứu chi tiết nội dung chương “Động học chất điểm”, Vật lý 10 THPT, đề tài đã khai thác được hệ thống BTVL theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học và rèn luyện kĩ năng cho HS gồm 29 BT, sau mỗi bài có định hướng những kỹ năng HS sẽ được rèn luyện, định hướng giải BT và gợi ý sử dụng BT.

3.với kết quả thu được tôi hy vọng qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường THPT. Và có thể làm tài liệu tham khảo tốt cho GV trong dạy học vật lý và việc sử dụng BT nhằm bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh.

Vì thời gian có hạn ,tôi chỉ làm được một chương vì vậy tôi mong muốn quý thầy cô có thể cùng nhau trao đổi và xây dựng hệ thống bài tập cho các chương khác . Trong sáng kiến này sự sai sót là không tránh khỏi mong quý thầy cô, bạn đọc và các em học sinh góp ý kiến để sáng kiến hoàn thiện hơn .Tôi chân thành cảm ơn./.

Người viết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sách chuẩn kiến thức ,kĩ năng vật lí 10 THPT

2. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), (2006), Bài tập vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2006), vật lí 10 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2006), vật lí 10 nâng cao, sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên) (2003), Phương pháp dạy học vật lí ở trường Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM”VẬT LÍ 10 NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH “ pptx (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)