Caáu truùc chaân cuûa AT90S8535: hình 1 trình baøy sô ñoà chaân cuûa AVR AT90S8535.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VI XỬ LÝ 2 - CHƯƠNG 3. CHƯƠNG TRÌNH BIÊN DỊCH VÀ NẠP PIC16F877A ppsx (Trang 70 - 72)

VI ÑIEÀU KHIEÅN AVR

2.Caáu truùc chaân cuûa AT90S8535: hình 1 trình baøy sô ñoà chaân cuûa AVR AT90S8535.

Hình 1. Sơ đồ chân chip AVR AT90S8535.

Chip AVR AT90S8535 có 40 chân giống như họ 89 nhưng chỉ khác là chân cấp nguồn khác vị trí. Tín hiệu reset tích cực mức thấp. Có 4 port nhưng với tên thay đổi là portA, portB, portC và portD.

Chức năng các chân tín hiệu:

 Vcc : chân cấp nguồn.  GND: chân nối mass 0V.  Port A: (PA7.. PA0)

Port A là port xuất nhập (IO) 8 bit 2 chiều. Các chân của port A có thể tạo ra các điện trở kéo lên bên trong (được lựa chọn cho từng bit). Bộ đệm của portA có thể nhận dòng khỏang 20mA và có thể điều khiển thúc trực tiếp các led hiển thị. Khi các chân từ PA0 đến PA7 được dùng như là các ngõ vào và kéo xuống mức thấp ở bên ngoài thì chúng sẽ cung cấp dòng ra nếu các điện trở kéo lên bên trong được tác động.

Port A còn đóng vai trò là các ngõ vào của các bộ chuyển đổi ADC.

Các chân của port A sẽ ở trạng thái tổng trở cao khi reset bị tác động và ngay cả khi mạch dao động không hoạt động.

Port B: (PB7.. PB0)

Port B là port xuất nhập (IO) 8 bit 2 chiều với các điện trở kéo lên bên trong. Bộ đệm của portB có thể nhận dòng khỏang 20mA. Khi được dùng như là các ngõ vào và kéo xuống mức thấp ở bên ngoài thì chúng sẽ cung cấp dòng ra nếu các điện trở kéo lên bên trong được tác động.

Port B còn phục vụ nhiều chức năng với nhiều cấu trúc đặc biệt khác nhau được trình bày ở phần sau.

Các chân của port B sẽ ở trạng thái tổng trở cao khi reset bị tác động và ngay cả khi mạch dao động không hoạt động.

Port C: (PC7.. PC0)

Port C là port xuất nhập (IO) 8 bit 2 chiều với các điện trở kéo lên bên trong. Bộ đệm của port C có thể nhận dòng khỏang 20mA. Khi được dùng như là các ngõ vào và kéo xuống mức thấp ở bên ngoài thì chúng sẽ cung cấp dòng ra nếu các điện trở kéo lên bên trong được tác động.

Hai chân của Port C có thể được sử dụng như là ngõ vào của timer/counter2.

Các chân của port C sẽ ở trạng thái tổng trở cao khi reset bị tác động và ngay cả khi mạch dao động không hoạt động.

Port D: (PD7.. PD0)

Port D là port xuất nhập (IO) 8 bit 2 chiều với các điện trở kéo lên bên trong. Bộ đệm của port D có thể nhận dòng khỏang 20mA. Khi được dùng như là các ngõ vào và kéo xuống mức thấp ở bên ngoài thì chúng sẽ cung cấp dòng ra nếu các điện trở kéo lên bên trong được tác động.

Port D còn phục vụ nhiều chức năng với nhiều cấu trúc đặc biệt khác nhau được trình bày ở phần sau.

Các chân của port D sẽ ở trạng thái tổng trở cao khi reset bị tác động và ngay cả khi mạch dao động không hoạt động.

RESET:

Là ngõ vào tác động mức thấp. Xung reset dài hơn 50ns sẽ reset AVR ngay cả khi mạch dao động không hoạt động.

XTAL1:

Là ngõ vào của mạch khuếch đại dao động đảo và ngõ vào của mạch điện tạo dao động bên trong.

XTAL2:

Là ngõ ra của mạch khuếch đại dao động đảo.

AVCC:

Là chân cung cấp nguồn điện áp cho bộ chuyển đổi AD. Chân AVCC này sẽ được kết nối với Vcc thông qua một mạch lọc thông thấp. Phần sau sẽ trình bày hoạt động của mạch.

AREF:

Là chân ngõ vào cung cấp điện áp tham chiếu (điện áp chuẩn) cho bộ chuyển đổi AD. Đối với hoạt động của ADC thì phải cung cấp một điện áp nằm trong khoảng từ AGND đến Avcc đến ngõ vào chân AREF.

AGND:

Là chân nối mass của tín hiệu tương tự. Nếu bo mạch có mass analog thì kết nối chân này đến mass analog, còn nếu không có thì nối chung với GND. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng dao động thạch anh:

XTAL1 và XTAL2 theo thứ tự là ngõ vào và ngõ ra của mạch khuếch đại đảo được thiết kế sử dụng như mạch dao động nội được trình bày ở hình 2. Thạch anh hoặc mạch cộng hưởng ceramic đều có thể sử dụng để tạo dao động.

Hình 3. Kết nối thạch anh với 2 ngõ vào XTAL1 và XTAL2.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VI XỬ LÝ 2 - CHƯƠNG 3. CHƯƠNG TRÌNH BIÊN DỊCH VÀ NẠP PIC16F877A ppsx (Trang 70 - 72)