QUẢN LÝ CHẤT THẢI:

Một phần của tài liệu Năng lượng hạt nhân , bạn hay thù (Trang 40 - 44)

Thế giới đang co xu hướng sử dụng ngày càng nhiều năng lượng hạt nhân.Do đĩ,việc quản lý, xử lý chất thải phĩng xạ và nhiên liệu đã sử dụng trong các lị phản ứng hạt nhân vẫn là ''vấn đề cấp bách''. IAEA đưa ra thời hạn sử dụng các cơng nghệ hạt nhân và vấn đề

kéo dài thời hạn hoạt động đối với các nhà máy điện hạt nhân. Tại hội nghị của IAEA ở Viên vào tháng 6/2003, lần đầu tiên chính phủ các nước cho rằng cần phải kéo dài thời gian lưu giữ nhiên liệu đã sử dụng của các nhà máy điện hạt nhân ít nhất là 100 năm . IAEA cho biết việc kéo dài thời gian lưu giữ là, do: ''trở ngại trong các chương trình xử lý, thiếu các biện pháp lưu giữ, những điều chưa dám chắc là liệu xử lý nhiên liệu đã sử dụng của các nhà máy điện hạt nhân cĩ giống như xử lý chất thải hay là một tài nguyên thơng thường hay khơng, thiếu sự ủng hộ của cơng chúng và thiếu quyết tâm chính trị trong việc lựa chọn vị trí xây dựng nơi lưu giữ''.

Các điểm lưu giữ chất thải hạt nhân ở núi Yucca, Hoa Kỳ, ở Olkiluoto, Phần Lan và ở Thụy Điển là những nơi lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng và chất thải phĩng xạ ở mức cao.

Năm 2003, ủy ban châu Âu đã thơng qua nhiều đề nghị mang tính pháp lý gồm những hướng dẫn quy định quản lý chất thải phĩng xạ và an tồn hạt nhân trên tồn châu Âu. Tuy nhiên, tháng 11/2003, Hội đồng các Bộ trưởng EU đã chính thức hỗn việc nghiên cứu thêm về vấn đề này cho đến năm 2004.

Ở Liên Bang Nga, luật quản lý chất thải phĩng xạ và an tồn hạt nhân được thơng qua, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác của Nga với các nước khác về lưu giữ nhiên liệu đã sử dụng. Luật của Nga vẫn cho phép họ nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng từ các nước khác để lưu giữ.

Đáng chú ý là trong năm 2003, cơ sở lưu giữ chất thải hạt nhân HABOG của Hà Lan, cĩ tuổi thọ vận hành 100 năm, đã được khánh thành. Sự tham gia của người dân địa phương, trong việc xây dựng cơ sở này cĩ vai trị rất quan trọng.

Việc đưa vào vận hành thiết bị xử lý bề mặt French Morvilliers để xử lý chất thải phĩng xạ cĩ hoạt tính thấp cũng là một phát triển đáng chú ý.

Vấn đề được ''quan tâm'' trong hội nghị đánh giá đầu tiên, gồm các Bên ký kết Cơng ước chung về An tồn trong quản lý nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng và An tồn trong quản lý chất thải phĩng xạ được tổ chức ở Viên tháng 11/2003 là chỉ cĩ một số nước xây dựng chiến lược lâu dài về quản lý nhiên liệu hạt nhân đã

sử dụng và chất thải phĩng xạ . Hiện nay số quốc gia tham gia Cơng ước về An tồn trong quản lý nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng và An tồn trong quản lý chất thải phĩng xạ cịn ít, vào cuối năm 2003 chỉ cĩ 33% nước tham gia.

KẾT LUẬN

Đứng trước tình hình khủng hoảng năng lượng như hiện nay, năng lượng hạt nhân đã thật sự thể hiện ưu điểm của nĩ. Cung cấp nguồn năng lượng thay thế được các nguồn năng lượng đang dần khan hiếm, đáp ứng nhu cầu tăng năng lượng, thân thiện với mơi trường…Chúng ta thấy được rằng năng lượng hạt nhân thật sự là nguồn năng lượng tương lai. Nhưng năng lượng hạt nhân - “một người bạn” sẽ mang lại nguy hiểm nếu ta để nĩ vượt khỏi tầm kiểm sốt, dùng nĩ vì mục đích phi hịa bình. Từ việc Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki - Nhật năm 1945 làm thiệt mạng hàng trăm ngàn người, di chứng để lại thật khủng khiếp đến vụ nổ lị phản ứng hạt nhân Chernobyl năm 1986 cũng cướp đi hàng trăm ngàn tính mạng, gây ơ nhiễm mơi trường trầm trọng khơng những ở những vùng xunh quanh mà cịn lan rộng ra rất xa. Hiện nay vũ khí hạt nhân vẫn đang là vấn đề vơ cùng nĩng bỏng trên thế giới, đe dọa nền hịa bình của nhiều nước…

Nhìn thấy được điều đĩ, chúng ta hiểu rằng, năng lượng hạt nhân là “bạn” hay “thù” tùy vào mục đích sử dụng, khả năng kiểm sốt nguồn năng lượng này của chính chúng ta. Hãy để năng lượng hạt nhân trở thành một “người bạn”, sử dụng nĩ để phục vụ cho những lợi ích chính đáng. Đừng để nguồn năng lượng diệu kỳ này đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David Halliday-Robert Resnick-Jearl Walker.<<Cơ sở vật lý >>.Tập sáu:Quang học và vật lý lượng tử. Nhà xuất bản giáo dục năm 2007.

2. Ts Thái Khắc Định-Tạ Hưng Qúy. <<Vật lý nguyên tử và hạt nhân. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Trang 175-181.

3.Các tài liệu trên mạng Internet:

 http://phanhachnguyentu.blogspot.com/2005/08/nng-lng-ht-nhn-v-mi- trng.html  http://phanhachnguyentu.blogspot.com/2005/08/d-n-xy-dng-nh-my-in-nguyn- t-ti-vit-nam.html  http://phanhachnguyentu.blogspot.com/2005/08/l-phn-ng-mun-tng-ht-c-th-lm- sng-li-lnh.html  http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx? co_id=30106&cn_id=332854  http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_kh%C3%AD_h%E1%BA%A1t_nh %C3%A2n  http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_h%E1%BA%A1t_nh %C3%A2n  http://vi.wikipedia.org/wiki/Bom_h%E1%BA%A1t_nh%C3%A2n_B61

Một phần của tài liệu Năng lượng hạt nhân , bạn hay thù (Trang 40 - 44)