Phân loại rủi ro tín dụng 19 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Hình 1.1 : Sơđồ phân loại rủi ro tín dụng

1.3.6. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng

Bước 1: Phân hạng danh mục rủi ro tín dụng.

Bước 2: Rà soát xếp hạng danh mục rủi ro.

Bước 3: Danh mục rủi ro tín dụng cần giám sát, nội dung giám sát.

Bước 4: Lập phương pháp giám sát hợp lý.

Bước 5: Quá trình kiểm tra, đánh giá.

Bước 6: Các dấu hiệu cảnh báo về những tài khoản tín dụng có khả năng có vấn đề. 1.4. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG Rủi ro tín dụng Rủi ro Danh mục Rủi ro Giao dịch Rủi ro Bảo đảm Rủi ro Nghiệp vụ Rủi ro Nội tại Rủi ro Tập trung Rủi ro Lựa chọn

Bảo đảm tín dụng là sự bảo đảm cho ngân hàng rằng có một nguồn vốn khác

để hoàn trả hoặc bảo chi khi không thu hồi được nợ.

1.4.1. Vai trò của việc bảo đảm tín dụng

− Bảo đảm tín dụng là một hình thức bảo đảm cho trường hợp khách hàng

không trả nợ hoặc cho các tình huống bất khả kháng.

− Bảo đảm tín dụng nhằm đảm bảo khách hàng không đi chệch mục đích vay

vốn đã xác định, ngăn ngừa gian lận.

− Các ngân hàng coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu

thứ nhất không thanh toán được.

1.4.2. Những thuộc tính của bảo đảm tín dụng

− Giá trị của vật bảo đảm có thể xác định được và tương đối ổn định.

− Vật bảo đảm tín dụng phải có tính chuyển nhượng và có sẵn thị trường tiêu thụ

− Có giấy tờ, chứng từ chứng minh nguồn gốc sở hữu hợp pháp.

1.4.3. Bảo đảm tín dụng có các hình thức sau

− Thế chấp là việc bên đi vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu

hoặc quyền sử dụng (đối với đất đai) các TSBĐ sang cho ngân hàng nắm giữ

trong thời gian cam kết.

− Bảo đảm bằng thế chấp cho phép bên đi vay sử dụng TSBĐ phục vụ cho

hoạt động kinh doanh. Các tài sản thế chấp bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà

cửa đất đai,… thường cồng kềnh và việc bán, chuyển nhượng không đơn giản.

− Cầm cố là việc bên đi vay phải chuyển quyền kiểm soát TSBĐ sang cho

ngân hàng trong thời gian cam kết.

− Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo

quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng

sổ tiết kiệm,…

1.4.4. Rủi ro tín dụng và bảo đảm tín dụng

Do tính chất hoạt động của các doanh nghiệp rất đa dạng, để mở rộng tín dụng gắn với hạn chế rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng đồng thời nhiều loại TSBĐ và hình thức bảo đảm, vận dụng thích ứng với điều kiện của mỗi khách hàng.

Đối với khách hàng và loại cho vay có rủi ro cao thì áp dụng loại bảo đảm có rủi ro

thấp và ngược lại.

1.5. CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô

hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro

được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động

quản lý tín dụng của ngân hàng.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về

cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an

toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công

cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp

thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng

ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

Hiện nay ở Việt Nam đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô

hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán.

1.5.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi

ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng

đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng

chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

- Quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

- Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

- Xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.

- Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

™ Điểm yếu:

- Việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.

- Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

1.5.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh

và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức

năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

Điểm mạnh:

- Gọn nhẹ.

- Cơ cấu tổ chức đơn giản.

- Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ.

Điểm yếu:

- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.

- Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)