Nghiêncứu định tính

Một phần của tài liệu K34.QTR.ĐN hoàn chỉnh (Trang 45 - 50)

6. Kết cấu đề tài

2.3.2. Nghiêncứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh những yếu tố nào chưa hợp lý và khám phá các yếu tố khác tác động đến sự hài lòng của nhân viên để bổ sung các biến trong thang đo. Mặt khác, kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ và khả năng hiểu các phát biểu cũng như tính trùng lắp của các phát biểu trong thang đo.

b. Phương pháp thực hiện nghiên cứu định tính

Sau khi xây dựng thang đo dựa trên cơ sở đánh giá và tổng hợp các nghiên cứu trước đó, từ đó tác giả lập dàn bài thảo luận nhóm

- Phương pháp: Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm chuyên sâu. Các bước lần lượt được thực hiện: lập kế hoạch, chuẩn bị mẫu, thu thập dữ liệu. Thứ nhất,việc lập kế hoạch được thực hiện sau khi đã xây dựng xong mô hình nghiên cứu. Tác giả đã liên hệ với những bạn bè, người quen làm việc trong các khách sạn tại Đà Nẵng. Những người tham dự trong cuộc phỏng vấn sẽ làm việc trong các bộ phận: lễ tân, nhà hàng, buồng,an ninh, bếp và nhân viên văn phòng. Thứ hai, chuẩn bị mẫu để chuẩn

Kết quả nghiên cứu

bị nên nói những gì với vấn đáp viên khi bắt đầu và khi vấn đáp viên muốn kết thúc, phát triển một danh sách những câu hỏi và những vấn đề cần biết, số lượng câu hỏi không quá 10 câu. Tiếp theo, sau khi phỏng vấn xong cần đọc lại tất cả dữ liệu và tìm điểm chung và khác giữa các ứng viên để phân tích dữ liệu làm cơ sở quan trọng trong việc thiết kế thang đo hoàn chỉnh để nghiên cứu định lượng.

- Đối tượng: Nhân viên tham dự cuộc phỏng vấn làm việc tại 2 khách sạn 4*, 2 khách sạn 3* và 1 khách sạn 2*. Số lượng nhân viên bao gồm 10 người: 2 lễ tân, 2 buồng, 2 nhà hàng, 1 nhân viên an ninh, 2 nhân viên bếp và 1 nhân viên văn phòng.

- Địa điểm: Để bảo mật thông tin nhân viên cũng như để nhân viên được thoải mái thì việc phỏng vấn thực hiện tại quán café. Cuộc phỏng vấn được chia làm 3 đợt nhằm để tránh các nhân viên làm cùng khách sạn gặp nhau tạo sự khách quan, và do tính chất công việc làm theo ca có nhân viên làm ca sáng, ca chiều, hành chính nên sắp xếp thời gian cho thuận tiện.

- Thời gian: Cuộc phỏng vấn diễn ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Tác giả phát cho mỗi nhân viên một phiếu hỏi, sau đó tác giả trình bày các nội dung các biến trong thang đo để nhân viên nắm được nội dung từ đó có sự trao đổi giữa hai bên. Kết thúc phỏng vấn nhóm, các nhân viên được mời tham gia phỏng vấn và tác gỉa đã có sự nhất trí về các tiêu chí cũng như thống nhất được nội dung bổ sung, sửa đổi.

c. Kết quả nghiên cứu định tính

Hầu hết những người được phỏng vấn đều đồng ý với các nhân tố đo lường sự hài lòng đặt ra trong mô hình. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đã đề nghị điều chỉnh các biến không thích hợp và chỉnh sửa câu từ để dễ hiểu:

- Yếu tố“ Công việc đem lại sự thỏa mãn ” được điều chỉnh vì khi đọc nội dung thì nhân viên không hiểu được ý nghĩa nên đã được thay thế bằng nội dung “ Khối lượng công việc hợp lí”

- Yếu tố “ Công việc không thú vị ” được thay thế bằng yếu tố “ Công việc sử dụng nhiều kỹ năng”.

 Nhân tố Thu nhập

- Yếu tố “ Thu nhập thấp” và “ Thu nhập đủ chi trả cho chi phí hằng ngày” được thay thế thành nhân tố “ Mức lương hiện tại hợp lý”

- Yếu tố “ Thu nhập bấp bênh” thì nên điều chỉnh lại là “ Mức lương phù hợp mặt bằng chung với thị trường”

- Yếu tố “Mức lương phù hợp với năng lực và đóng góp” thì được chỉnh sửa “ Nhận được các khoản thưởng thỏa đáng từ hiệu quả công việc”

- Thêm vào yếu tố “ Các khoản trợ cấp hợp lý”  Nhân tố “ Cơ hội thăng tiến”

- Yếu tố “ Cơ hội thăng tiến tốt” và “ công việc không có tương lai” bị loại bỏ.

- Thêm vào yếu tố “ Hiểu rõ tiêu chuẩn quy định về thăng tiến”.

 Nhân tố “ Lãnh đạo” và nhân tố “ Đồng nghiệp”: Không có sự điều chỉnh nào.

 Sự hài lòng của nhân viên:

Các tiêu chí đo lường sự hài lòng của nhân viên nhận được sự đồng ý và nhất trí cao của người được phỏng vấn.

d. Diễn đạt và mã hóa thang đo

Thang đo chính thức được xây dựng dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính bao gồm 05 thành phần độc lập với biến quan sát và sự hài lòng chung với 03 biến quan sát được mã hóa như sau:

Bảng 2.2: Mã hóa các thang đo sự hài lòng của nhân viên đối với công việc

STT

hóa

Các phát biểu Bản chất công việc

1 CV1 Anh/ Chị cảm thấy công việc phù hợp với năng lực 2 CV2 Công việc Anh/ Chị đang làm ổn định, đảm bảo

3 CV3 Công việc cho phép Anh/ Chị sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau của mình

4 CV4 Khối lượng công việc được giao hợp lý

5 CV5 Công việc có tính thử thách khi Anh/Chị thực hiện

Thu nhập

1 TN1 Mức lương hiện tại của Anh/Chị hợp lý

2 TN2 Chính sách lương, thưởng của khách sạn công bằng 3 TN3 Anh/ Chị cảm thấy mức lương phù hợp mặt bằng chung

với thị trường

4 TN4 Anh/ Chị nhận được các khoản thưởng thỏa đáng từ hiệu quả làm việc

5 TN5 Các khoản trợ cấp của khách sạn ở mức hợp lý

Cơ hội thăng tiến

1 TT1 Công ty tạo nhiều cơ hội để thăng tiến và phát triển cá nhân

2 TT2 Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực 3 TT3 Anh/ Chị hiểu rõ tiêu chuẩn quy định về thăng tiến

4 TT4 Chính sách thăng tiến của khách sạn công bằng đối với Anh/Chị

Lãnh đạo

1 LD1 Lãnh đạo luôn khen ngợi nhân viên

2 LD2 Lãnh đạo lắng nghe quan điểm và tôn trọng ý kiến của Anh/ Chị

3 LD3 Lãnh đạo ghi nhận sự đóng góp của Anh/ Chị 4 LD4 Lãnh đạo có tác phong lịch thiệp, khéo léo 5 LD5 Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới tốt

Đồng nghiệp

2 DN2 Đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng

3 DN3 Có sự phối hợp tốt với nhau trong công việc 4 DN4 Đồng nghiệp đáng tin cậy

5 DN5 Đồng nghiệp có trách nhiệm

Sự hài lòng chung

1 HL1 Anh/ Chị yêu thích công việc đang làm

2 HL2 Anh/ Chị cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại 3 HL3 Anh/ Chị thích làm việc ở đây

e. Thiết kế thang đo lường

Bảng câu hỏi do ứng viên tự trả lời được sử dụng để thu thập thông tin. Bảng câu hỏi được thiêt kế chứa đựng những thông tin sau:

- Thông tin về mức độ hài lòng từng khía cạnh chi tiết trong công việc được biểu hiện dưới dạng các câu hỏi phản ánh chỉ số đánh giá từng nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc, gồm có: bản chất công việc, lương, cơ hội thăng tiến, lãnh đạo và đồng nghiệp

- Thông tin chung về mức độ hài lòng trong công việc

- Thông tin phân loại ứng viên: giới tính, độ tuổi, thời gian làm việc tại khách sạn, bộ phận đảm nhiệm, trình độ chuyên môn, thu nhập hiện tại.

Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát gồm có: thang đo dịnh danh, thang đo tỷ lệ, thang đo cấp bậc, thang đo Likert 5 mức độ: (1) rất không hài lòng, (2) không hài lòng, (3) Bình thường, (4) hài lòng, (5) rất hài lòng

Bảng 2.3: Thang đo lường sự hài lòng

Nhân tố Biến Thang đo

Thang đo về sự hài lòng từng khía cạnh trong công việc

Đánh giá chi tiết về mức độ hài lòng ở từng khía

Các chỉ số đánh giá về bản chất công việc Likert 5 mức độ Các chỉ số đánh giá về lương

cạnh của công việc

Các chỉ số đánh giá về lãnh đạo Các chỉ số đánh giá về đồng nghiệp

Thông tin vê sự hài lòng chung của công việc

Đánh giá về sự hài lòng nói chung

Tôi yêu thích công việc của tôi đang làm

Likert 5 mức độ Tôi thấy hài lòng với công việc hiện tại

Tôi thích làm việc ở đây

Thông tin cá nhân

Thông tin phân loại ứng viên trả lời

Giới tính Biểu danh

Độ tuổi Tỉ lệ

Thời gian làm việc tại khách sạn Tỉ lệ

Bộ phận đảm nhận Biểu danh

Trình độ chuyên môn Biểu danh

Một phần của tài liệu K34.QTR.ĐN hoàn chỉnh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w