7/5/1954 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Một phần của tài liệu BT YEN LAC SO 183 (Trang 28 - 29)

Trong thời gian gần đây thời tiết liên tục diễn biến bất thường, cũng theo dự báo của các chuyên gia khí tượng thủy văn trong năm 2019 nhiệt độ tăng cao hơn bình thường, nắng nóng có thể kéo dài, mưa lũ bất thường là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh sinh sôi, phát triển, lây lan trong cộng đồng như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm A, tay chân miệng, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, viêm não nhật bản, viêm não mô cầu, giun sán, tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy cấp, đặc biệt là vấn đề ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường sảy ra tại các bếp ăn tập thể, trường học, các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn, tiệc cưới và một số cụm dân cư…Những vụ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh sảy ra đe dọa tới sức khỏe con người thường được bắt nguồn từ những thay đổi bất thường của môi trường sống và ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém gây ra. Trong đó bệnh tả và ngộ độc thực phẩm là những vấn đề đặc biệt nguy hiểm, mức độ nhiễm bệnh với số lượng nhiều, tỷ lệ mắc cao, khả năng lây lan nhanh chóng, có thể tử vong trong thời gian ngắn, cũng chính vì vậy bệnh tả được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A (là bệnh tố nguy hiểm).

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè mọi người cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Đảm bảo vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, luôn giữ đôi bàn tay sạch, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước và sau khi chăm sóc trẻ để loại bỏ mầm bệnh. Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, tiến hành tẩy giun định kỳ 2 lần/năm. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh nhà ở, nhà ở phải gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát hạn chế mần bệnh.

Thường xuyên vệ sinh đường làng ngõ xóm, phát quang bụi dậm, khơi thông cống rãnh, không phóng uế rác thải, nước thải bừa bãi ra ngoài môi trường, không vứt rác xuống ao, hồ, sông, suối

làm ô nhiễm nguồn nước làm cho vi khuẩn, vi rút có điều kiện phát triển mạnh mẽ, nguy cơ gây dịch bệnh cho môi trường, diệt ruồi muỗi, kiến gián, diệt chuột để loại trừ mầm bệnh.

2.Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng đạm, đường, mỡ, vitamin, uống đủ nước từ 2,5 đến 3 lít/ngày để cung cấp đủ nước cho tế bào và đảm bảo quá trình chuyển hóa cho cơ thể. Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các thức uống có ga. Có chế độ nghỉ ngơi, lao động, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tránh căng thẳng Stress tâm lý, ngủ đủ 8h/ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Một phần của tài liệu BT YEN LAC SO 183 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)