NÔNG SẢN XUẤT KHẨU: VẪN CÒN

Một phần của tài liệu BTNB SO 02 2017 (Trang 25 - 26)

VẪN CÒN NHIỀU VIỆC CẦN THAY ĐỔI LỚN Các mặt hàng nông sản đặc thù như cà phê, tiêu, cao su của Việt Nam luôn được cả thế giới quan tâm. Tuy nhiên thị trường năm 2017 tuy có nhiều thuận lợi cho nông sản Việt nam khi đi ra thế giới nhưng người nông dân vẫn chưa hết lo lắng vì những khó khăn của thị trường và sự bất ổn của thời tiết.

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), tháng 1/2017, xuất khẩu cà phê giảm mạnh của Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tháng 1/2017 xuất khẩu cà phê ước đạt 127.000 tấn, đạt 287 triệu USD, giảm 26,5% về khối lượng và giảm 3,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Theo Tổng thư ký Vicofa Nguyễn Viết Vinh, năm 2016 xuất khẩu cà phê đạt 1,79 triệu tấn, đạt kim ngạch 3,36 tỷ USD, tăng 33,6% về lượng và 25,6% về giá trị so với năm 2015. Tuy nhiên, năm 2017 lượng và kim ngạch xuất khẩu dự báo sẽ không tăng mạnh như năm 2016, dự báo sẽ chỉ đạt khoảng 1,3 triệu tấn, giảm 20 - 30% so với năm 2016.

Nguyên nhân khiến lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sụt giảm là do tác động tiêu cực của hiện tượng El Nino mạnh nhất trong 2 thập kỷ qua với tình trạng hạn hán

nghiêm trọng và kéo dài tại Tây Nguyên, diện tích trồng cà phê năng suất thấp ngày càng tăng. Trong khi đó, đề án tái canh cây cà phê từ năm 2014 - 2020, diện tích tái canh 5 tỉnh Tây Nguyên là 120.000ha. Song từ năm 2010 - 2016, tại 5 tỉnh Tây Nguyên mới tái canh được 80.000ha. Tái canh vườn cà phê già cổi chậm là do thiếu sự quy hoạch tổng thể và của từng địa phương về đất đai cho các cây trồng khác nhau; nguồn vốn tái canh còn hạn chế, khó tiếp cận và giải ngân chậm … Năm 2016, ngành Hồ tiêu Việt Nam đã đã đạt 179.233 tấn và đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ 439,87 triệu USD. Trong năm 2017, tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, thu mua, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.

Theo các chuyên gia, chất lượng hồ tiêu luôn là vấn đề nóng và tác động đến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng nông sản này của Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng loại gia vị này trên thị trường thế giới vẫn tăng nhưng phần lớn thị trường thế giới không chấp nhận

mua hạt tiêu không đạt yêu cầu chất lượng, chủ yếu là lo ngại về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và sẽ bị ”soi kỹ” hơn vào thời điểm sắp tới.

Cụ thể, dư lượng hoá chất Metalaxyl trên hạt tiêu nhập khẩu vào EU, trước đây lượng tối đa cho phép (MRLs) của hoá chất này là 0,1ppm, nhưng năm 2017, Uỷ ban Châu Âu EC đang kiến nghị áp dụng MRLs cho phép chỉ là 0,05ppm. Theo thông tin chính thức từ Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA), trong thư gửi VPA và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vào tháng 1/2017 cho biết, trong năm 2016 ESA phân tích 799 mẫu hạt tiêu đen nhập vào EU năm 2016 thì chỉ có 17% số mẫu có mức dư lượng tối đa cho phép dưới 0,05ppm. Nếu tình hình sản xuất hồ tiêu vẫn như 2016 thì đồng nghĩa với việc năm 2017 sẽ có thể có tới trên 80% hạt tiêu của Việt Nam khó có cơ hội vào được thị trường Châu Âu, thị trường vốn tiêu thụ xấp xỉ 40.000 tấn, chiếm 23% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của VN hàng năm.

Định Quán Báo Công Thương

Một phần của tài liệu BTNB SO 02 2017 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)