Những vấn nạn chặt phá rừng gỗ tự nhiên,hậu quả của chúng và biện pháp phòng chống

Một phần của tài liệu Tiểu luận về vật liệu gỗ tự nhiên (Trang 42 - 46)

và biện pháp phòng chống

1. Những vấn nạn chặt phá rừng gỗ tự nhiên

Vấn nạn chặt phá rừng gỗ tự nhiên xảy ra do người dân (nổi bật là đồng bào dân tộc thiểu số) chưa có nhận thức đúng đắn về quy hoạch đất rừng hợp lý. Người ta có thói quen lên rừng chặt gỗ để lấy gỗ xây nhà, đốn củi, đem bán gỗ,… hay là lấy đất trồng keo, làm nương rẫy, di canh di cư…

Trên thực tế, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa ở nước ta không có điều kiện kinh tế để trang trải cuộc sống hằng ngày, nên họ mới tác động vào núi rừng tự nhiên.

Mặt khác, gỗ tự nhiên có giá thành cao do có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên hầu hết là làm thủ công, không trải qua quy trình sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp. Chính vì thế mà xuất hiện sự tham gia, cấu kết của cán bộ kiểm lâm với lâm tặc hoành hành, mua bán giao dịch trái phép gỗ, gây thiệt hại về tài nguyên môi trường cho nước nhà.

2. Chặt phá rừng gây ra những hậu quả khó lường.

Rừng tự nhiên và rừng trồng đều tác động đến môi trường sinh thái xung quanh. Khi rừng bị chặt phá thì diện tích che phủ rừng giảm, gây hiệu biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, cháy rừng, sa mạc hóa, giảm độ phì nhiêu của đất, mất cân bằng sinh thái, lũ quét, sạt lỡ đất, dịch bệnh phát sinh…

Diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam tính từ năm 2010 đến năm 2020 tăng không đáng kể, thậm chí ở một số khu vực, diện tích rừng sản xuất tăng nhưng diện tích rừng tự nhiên lại giảm.

Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, rừng tự nhiên có khả năng giữ đất, giữ nước tốt nhờ có tán cây, các lớp cây khác nhau, có thảm mục, hệ rễ sâu, … trong khi đó, rừng trồng chỉ có tác dụng bằng 1/5 rừng tự nhiên.

Như vậy, rừng tự nhiên là “lá chắn” phòng hộ bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, hạn chế thiên tai, chống xói mòn, sa mạc hóa, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm.

Chặt phá cây rừng còn phá hoại môi trường sinh sống của biết bao loài động vật, thậm chí đẩy một số loài đến nguy cơ tuyệt chủng. Một minh chứng cụ thể là loài vẹc xanh đuôi dài (hay còn gọi là Vẹc Spix) đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Chúng là nạn nhận của nạn phá rừng nghiêm trọng trên lục địa Nam Mỹ.

3. Biện pháp phòng chống

Nâng cao nhận thức của người dân, đồng bào dân tộc thông qua các buổi tuyên truyền hay là đưa các vấn đề, thực trạng của rừng lên đài truyền hình, bài báo,… Đưa những hiểu biết về tầm quan trọng của rừng vào trong giảng dạy ở trường lớp, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường để giáo dục thế hệ trẻ.

VD: Hoạt động trồng cây gây rừng như đợt trồng rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,…

Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

VD: Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa,…

Đối với các cán bộ thực nhiên nhiệm vụ kiểm Lâm, yêu cầu cần đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân suy giảm rừng; chính quyền các địa phương, các lực lượng ở cơ sở phải quyết liệt hành động; đồng thời có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Mặt khác, các địa phương phải rà soát lại quy hoạch, kiên quyết bảo đảm quy hoạch đối với những diện tích rừng sản xuất.

KẾT BÀI

Đối với chúng ta, cây cối chính là nguồn tài nguyên quý giá nhất. Không thể phủ nhận những sản phẩm mà cây cối mang lại cho ta là rất nhiều. Gỗ là một trong những sản phẩm tuyệt vời mà ta có thể khai thác từ rừng cây và thông qua trí óc của con người, chúng ta đã biến chúng thành những tòa nhà, những cây cầu hay những sản phẩm thường nhật mà chúng ta xài. Có vô số loại gỗ trên thế giới, mỗi loại đều mang lại những màu sắc và vẻ đẹp riêng. Những công trình mà sử dụng gỗ sẽ khoác lên cho mình một vẻ đẹp đơn giản nhưng đầy sang trọng và có thêm chiều sâu về lịch sử. Đem lại cho chúng ta cảm giác gần gũi và gần hơn với thiên nhiên.

Tuy nhiên, tình trạng rừng cây bị khai thác một cách bừa bãi vấn còn đang là một vấn nạn lớn hay là tình trạng lâm tặc của một số thành phần xấu vì đồng tiền mà tổn hại thiên nhiên. Chính vì thế, chúng ta cần phải nhanh chóng tìm ra những giải pháp thiết thực và gần gũi với mỗi sinh viên chúng ta. Tuân thủ những luật lệ khai thác tài nguyên gỗ của quốc gia và trân trọng, quý giá thiên nhiên đã cung cấp cho ta những gì.

Tóm lại, gỗ là một trong những vật liệu lâu đời nhất mà con người chúng ta gắn bó từ trước đến nay. Vẻ đẹp và những đặc tính tuyệt vời của gỗ đã góp phần vào tạo ra những công trình vĩ đại mà nhân loại đã luôn chiêm ngưỡng.

Đánh giá nhận xét thành viên của nhóm

Thành viên nhóm gồm 6 bạn:

+ Nhóm trưởng : Hồ Nguyễn Hùng Anh – Mssv : 20530201038

- Nhiệm vụ đã làm : Chuẩn bị dàn bài và phân chia công việc, làm đoạn văn, làm phần mở rộng về các công trình gổ ở Nhật

+ Các bạn trong nhóm :

+Phạm Phương Trung – Mssv : 20530201101

- Nhiệm vụ đã làm : Làm về phần phân tích các công trình gỗ +Phan Nguyễn Tuấn Huy – Mssv : 20530201055

- Nhiệm vụ đã làm : Trình bày về các loại gỗ trong xây dựng thường dùng, cho biết ưu và nhược điểm, so sánh với các vật liệu khác.

+Trần Hoàng Quý – Mssv : 20530200137

- Nhiệm vụ đã làm : Làm powerpoint và làm phần những vấn nạn chặt phá rừng gỗ tự nhiên, hậu quả của chúng và biện pháp phòng chống.

+ Vũ Trường Khang – Mssv : 20530201058

- Nhiệm vụ đã làm : chỉnh word, làm phần qui trình sử dụng gỗ trong xây dựng

+ Đỗ Xuân Quang Huy – Mssv : 20530201054

- Nhiệm vụ đã làm : Trình bày nguồn gôc lịch sử gỗ và khái quát các loại gỗ. + Các bạn trong nhóm làm việc tốt và phân công đều nhau nên mỗi bạn được chia đều điểm.

Phần trình bày tiểu luận của chúng em xin hết.Xin cảm ơn cô đã đọc và đánh giá.

MỤC LỤC

MỞ BÀI:... page 1

THÂN BÀI

Một phần của tài liệu Tiểu luận về vật liệu gỗ tự nhiên (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)