So sánh lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Lạm phát và tình hình lạm phát ở việt nam những năm gần đây (Trang 34)

thành công trong kiểm soát lạm phát là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, bộ phận thống kê ASEAN vẫn lưu ý rằng, tại Việt Nam, tốc độ tăng CPI vẫn

cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng GDP.

Lạm phát Việt Nam dù giảm mạnh nhưng vẫn xếp thứ 3 trong ASEAN. Theo đánh giá của bộ phận thống kê ASEAN (ASEAN stats), trong 3 năm này, nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện và tương đối ổn định. Cụ thể, lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức 1 con số (6,81% năm 2012 và 5,92% trong năm 2013).

Năm 2011, lạm phát ở Việt Nam đã từng vọt lên mức 18,13%, cao nhất kể từ năm 2008 và đây cũng là mức cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN, cao gấp 2,4 lần của Lào, nước có mức lạm phát cao thứ hai.

ASEAN stats ghi nhận, nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam đã liên tục giảm vào năm 2012 và 2013. Lạm phát được giảm xuống hơn 2,5 lần chỉ còn 6,81% năm 2012 và giảm 3 lần xuống còn 5,92% trong 10 tháng năm 2013. Dự báo cả năm 2013 chỉ ở mức 6,5-7%.

LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

So với thời kỳ trước đó thì diễn biến các nhóm hàng trong rổ tính giá CPI của Việt Nam cũng thay đổi đáng kể. Nếu như năm 2011, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá cao nhất (140,88%) thì năm 2012, nhóm hàng có chỉ số giá cao nhất lại là giáo dục (159,13%) và năm 2013 là thuốc và dịch vụ y tế với 188,4% (trong đó, riêng dịch vụ y tế tăng 216,55%).

Đáng chú ý là nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế, trong khi năm 2011 nhóm hàng này thuộc một trong những nhóm có chỉ số giá thấp nhất thì sang năm 2013, đây lại là nhóm có chỉ số giá cao nhất. Nguyên nhân do ngành y tế điều chỉnh giá viện phí trong năm.

Trong khi đó, 3 năm liên tục, Bưu chính viễn thông là nhóm có giá tăng ổn định và thấp nhất trong các nhóm hàng (88,96% năm 2011; 87,98% năm 2012 và 87,45% trong 10 tháng đầu năm).

Tuy nhiên, ASEAN stats cũng chỉ ra rằng, kết quả kiềm chế lạm phát ở Việt Nam vẫn còn chưa vững chắc, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tốc độ tăng giá tiêu dùng - thước đo chính của chỉ số lạm phát của Việt Nam 2012 ở mức 6,81% vẫn còn cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP - 5,03%).

Nếu so sánh với các nước trong khu vực ASEAN thì khoảng cách chênh lệch giữa lạm phát với tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn còn khá lớn. Năm 2012, GDP của Campuchia tăng 7% và tốc độ tăng CPI chỉ 2,5%. Hai chỉ tiêu tương ứng của Lào là 7,93% và 4,73%. Malaysia là 5,64% và 1,2%; Philippines là 6,81% và 3%; Thái Lan là 6,49% và 3,63%.Tốc độ tăng CPI 9 tháng đầu năm 2013 của Việt Nam là 6,3%, tuy thấp hơn mức tăng 8,4% của Indonesia và mức tăng 6,87% của Lào nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng CPI của nhiều nước khác trong khu vực.

LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Hơn nữa, tốc độ tăng CPI của hầu hết các nhóm hàng của Việt Nam đều cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN. Cụ thể như các nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế, nhóm văn hóa giải trí và giáo dục là 2 nhóm có chỉ số giá cao nhất so với các nước trong khu vực.

Do vậy, theo khuyến nghị của ASEAN stats, trong thời gian tới, để phát triển một cách bền vững, Việt Nam không những cần phải kiểm soát được lạm phát mà còn phải tập trung nâng cao mức tăng trưởng kinh tế của mình.

LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM

PHÁT 1. Mục tiêu

Để hoàn thành tốt mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 đã được Quốc hội thông qua, trong đó có chỉ tiêu GDP tăng khoảng 6,7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6- 7%..., các cấp, các ngành và địa phương phải nhận

thức đúng và đầy đủ những khó khăn, thách thức phía trước để kịp thời có các giải pháp khắc phục ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2017.

2. Giải pháp và phương hướng kiểm soát lạm phát2.1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt 2.1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và hoạt động ngân hàng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Tăng trưởng tín dụng hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế để góp phần thúc đẩy sản xuất và thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các vướng mắc về cơ chế, tạo thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền.

2.2. Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sửdụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, giảm thâm hụt ngân sách.

Thực hiện nghiêm luật Ngân sách Nhà nước và kỷ luật tài khóa. Nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách Nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.

Tăng cường các biện pháp chống thất thu, chuyển giá và nợ đọng thuế. Giám sát chặt chẽ các khoản chi từ ngân sách Nhà nước, đặc biệt là đầu tư công. Triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nhất là kinh phí hội nghị, tiếp khách, đi công tác nước ngoài, sử dụng xe công.

LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Thực hiện các giải pháp về tái cơ cấu thu - chi ngân sách Nhà nước và nợ công, tăng cường quản lý nợ công, nhất là các khoản vay mới. Tính toán lộ trình điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá, bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá và phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2017.

2.3. Tập trung sức phát triển sản xuất, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.

Tập trung thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Đẩy nhanh nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại giống chất lượng; thực hiện các biện pháp thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tăng cường phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với các tỉnh bị xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thường xuyên bị hạn hán ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ cần quy hoạch lại cơ cấu sản xuất các ngành, nhất là trong sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hướng hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Đồng thời chủ động tiến hành tu bổ, nạo vét hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi ngăn mặn, xây dựng các hồ chứa để giữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

2.4. Cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp phát triển

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sâu, gắn với các lợi thế về nguồn nguyên liệu nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ, tham gia vào chuỗi sản xuất, phân phối toàn cầu.

Tiếp tục đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát tiền và tài sản Nhà nước.

2.5. Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu giảm nhập siêu

LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, bao gồm cả thị trường truyền thống và các thị trường có sức mua tiềm năng cao.

Khuyến khích xuất khẩu các nhóm hàng, mặt hàng có khả năng cạnh tranh, thị trường ổn định. Chủ động xây dựng và thực hiện các phương án, giải pháp để ứng phó trước các diễn biến mới liên quan đến TPP, Brexit.

Tăng cường hoạt động dự báo thị trường trong và ngoài nước, phổ biến kịp thời thông tin thị trường, sớm phát hiện và có biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật. Chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

2.6. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hànhpháp luật nhà nước về giá. pháp luật nhà nước về giá.

Phát triển mạnh thị trường trong nước, hệ thống bán lẻ gắn với tiêu thụ hàng nội địa. Tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp để đưa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự đi vào cuộc sống, gắn với thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường nội địa.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, ngăn ngừa buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng để bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi của người tiêu dùng.

LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư.

Kiên quyết không chấp thuận đầu tư, cấp phép, triển khai các dự án không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Thực hiện các biện pháp đồng bộ cải thiện chất lượng môi trường, xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, các lưu vực sông, vùng ven biển, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng. Kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng khai thác sỏi, đá, cát lậu.

2.8. Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, trước mắt là trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống.

LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY KẾT LUẬN CHUNG

Lạm phát cũng có tính chất hai mặt của nó. Lạm phát cũng không phải hoàn toàn xấu mà nó cũng có những ưu điểm. Có nghĩa là khi nền kinh tế phát triển có hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng tích cực, cơ cấu kinh tế được đổi mới nhanh chóng và đúng hướng thì lạm phát là một công cụ để tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái. Vì vậy chúng ta cần phải kiềm chế lạm phát ở mức có thể chấp nhận được hay lạm phát cân bằng và có dự tính tạo điều kiện trở thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển.Nó kích thích nền kinh tế phát triển nếu tốc độ tăng của nó phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Mặt khác, nếu tốc độ lạm phát tăng cao sẽ gây ra những biến động kinh tế hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao, cùng với sự phát triển đa dạng phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫn đến lạm phát cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đối với nước ta, trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước trong đó, lạm pháp nổi lên như là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Việc nguyên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Qua nghiên cứu chuyên đề này, đã giúp chúng tôi hiểu sâu hơn thế nào là lạm phát. Trong quá trình thực hiện bài thảo luận này, nhóm tôi vẫn còn rất nhiều sai xót, mong thầy và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để bài được hoàn thiện hơn. Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe.

LẠM PHÁT VÀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Nguồn Internet: - Tổng Cục Thống Kê:  https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217  https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14188  http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinht huchien?categoryId=100002607&articleId=10051323  https://www.gso.gov.vn - Bộ Tài Chính  http://www.mof.gov.vn/ - Cục Quản Lý Giá  http://qlg.mof.gov.vn/portal/page/ - Bộ công thương:  http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx - Cafef.vn:  http://cafef.vn/nhieu-thach-thuc-kiem-soat-lam-phat-duoi-muc-4- nam-2017-20170107072313975.chn     Sách:

 Nhập môn tài chính –tiền tệ ( chủ biên PGS.TS.Sử Đình thành – TS. Vũ Thị Minh Hằng): Trang 149 – 167

Một phần của tài liệu Lạm phát và tình hình lạm phát ở việt nam những năm gần đây (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)