1. Hướng dẫn cho giáo viên
1.1. Lưu ý chung để bảo đảm an toàn khi dạy học trực tuyến
Đối với giáo viên, sau khi đã biết cách bảo đảm an toàn cho thiết bị sử dụng để giảng dạy, giáo viên cần lưu ý thêm việc sử dụng những tính năng an toàn của phần mềm đang sử dụng để giảng dạy trực tuyến.
- Chỉ tải và cài đặt phần mềm từ địa chỉ tin cậy (thông qua kho ứng dụng hoặc trang chủ của nhà phát triển)
- Luôn đặt mật khẩu cho lớp học nếu phần mềm có tính năng đặt mật khẩu. - Gửi thông tin để truy cập lớp học trực tuyến (như đường dẫn để truy cập lớp học,
ID, mật khẩu để vào lớp học s…) cho các em học sinh/cha mẹ học sinh qua các kênh
riêng như nhóm trao đổi giữa giáo viên và học sinh, cha mẹ học sinh.
- Sử dụng tính năng phòng chờ và xác thực, phê duyệt học viên khi vào lớp học nếu phần mềm có hỗ trợ các tính năng đó.
- Khóa phòng học khi đã đầy đủ học sinh.
- Thiết lập mặc định để tắt Mic và chia sẻ màn hình của các thành viên. Khi nào học sinh cần sử dụng đến mới mở.
- Dành thời gian để kiểm tra và cập nhật phần mềm dạy học trực tuyến khi có phiên bản mới. Đối với trường hợp sử dụng trình duyệt web trên máy tính hoặc điện thoại để tham gia lớp học, cần lưu ý cập nhật phiên bản trình duyệt web. Đối với phần mềm cài trên điện thoại di động việc cập nhật phiên bản phần mềm có thể thực hiện thông qua App Store (Iphone), CH Play (Android). Khi có phiên bản phần mềm mới, người dùng sẽ được thông báo để cập nhật. Đối với máy tính, thông thường các phần mềm cũng sẽ báo khi có phiên bản mới, có thể cập nhật ngay hoặc để sau. Tham khảo cập nhật phần mềm trong mục “Kiểm tra và cập nhật phần mềm” tại mục 2 của chương này.
Ngoài ra có thể kết hợp sử dụng 6 nền tảng dạy và học trực tuyến Việt Nam gồm: VNEdu, ViettelStudy, MobiEdu, Onluyen, Hocmai, Misa EMIS.