Sự thật theo ngôn ngữ chế định như thế nào?

Một phần của tài liệu ConDuongGiaiThoatKho_TyKhuuHoPhap (Trang 40 - 41)

- Chánh định: Định chân chính, là định tâm trong các bậc Siêu tam giới thiền tâm, có Niết Bàn làm

1- Sự thật theo ngôn ngữ chế định như thế nào?

Sự thật này hoàn toàn dựa vào danh từ ngôn ngữ chế định mà người đời đã nói, đã viết thành chữ, đã công nhận là sự thật trong đời, được lưu truyền từ ngàn xưa cho đến nay.

Trong Phật giáo, sự thật theo ngôn ngữ chế định có 2 loại chính:

* Avijjamānapaññatti: Danh từ ngôn ngữ chế định không dựa thực tánh pháp hiện hữu làm nền

tảng. Ví dụ:

- Về chúng sinh như con người, người đàn ông, người đàn bà, con voi, v.v… - Về vật chất như nhà cửa, xe cộ, đồ dùng, v.v…

Những danh từ ngôn ngữ chế định này không dựa thực tánh pháp hiện hữu làm nền tảng.

* Vijjamānapaññatti: Danh từ ngôn ngữ chế định dựa thực tánh pháp hiện hữu làm nền tảng.

Ví dụ:

Danh từ gọi: Chân lý Tứ Thánh Đế, Khổ Thánh Đế, Nhân sinh Khổ Thánh Đế, Diệt Khổ Thánh Đế, Pháp hành diệt Khổ Thánh Đế, ngũ uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn), danh pháp, sắc pháp, thậm chí những danh từ gọi tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn, v.v…

Những danh từ ngôn ngữ chế định này dựa thực tánh pháp hiện hữu làm nền tảng.

Đức Phật thuyết pháp tế độ chúng sinh bằng ngôn ngữ Pāḷi. Ngôn ngữ Pāḷi mà Đức Phật chế định trong toàn giáo pháp của Ngài, có nguồn gốc từ ngôn ngữ Māgadha của dân tộc Magadha, nhưng dân

tộc Magadha nói tiếng Māgadha thì không gọi là tiếng Pāḷi, bởi vì không có mục đích hướng đến giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Còn ngôn ngữ Pāḷi trong giáo pháp của Đức Phật, có mục đích hướng đến giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Thật vậy, giáo pháp của Đức Phật chỉ có một vị duy nhất là vị giải thoát khổ sinh mà thôi. Như Đức Phật đã dạy:

- “Này Pahārāda, như nước đại dương chỉ có một vị duy nhất là ‘vị mặn’. Cũng như vậy, này

Pahārāda, Pháp và Luật trong giáo pháp của Như Lai cũng chỉ có một vị duy nhất là ‘vị giải thoát khổ sinh’”.

Này Pahārāda, Pháp và Luật này chỉ có một vị duy nhất là “vị giải thoát khổ sinh” 1 .

Đức Phật thuyết giảng chân lý Tứ Thánh Đế trong bài kinh Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Pāḷi

(Dhammacakkappavattanasuttapāḷi) lần đầu tiên tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana (Chư Phật Độc Giác thường ngự xuống nơi này) để tế độ nhóm 5 Tỳ khưu: Ngài Koṇḍaññā, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji.

Đức Phật thuyết dạy sự thật chân lý theo ngôn ngữ chế định được ghi chép lại trong Tạng Kinh(Suttantapiṭaka) và Tạng Luật (Vinayapiṭaka).

Muốn biết sự thật chân lý theo ngôn ngữ chế định, bậc thiện trí có thể biết bằng trí tuệ do học hỏi nghiên cứu (sutāmayapaññā) và bằng trí tuệ do tư duy đúng đắn (cintāmayapaññā).

Một phần của tài liệu ConDuongGiaiThoatKho_TyKhuuHoPhap (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)