Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể nghe học Giáo Pháp (Dhamma). Tuy nhiên, lúc cần nghe học giáo pháp tốt nhất là những lúc bạn đang gặp phiền não, lúc đang “chán đời”, hoặc đang hoài nghi về mọi thứ của sự sống này. Vì sao? Vì giáo pháp nói ra là chân-lý, là lẽ-thật của cuộc đời và thế gian, làm cho bạn hiểu hơn, và nhờ đó tin tưởng đúng đắn hơn. Sự nghe học Giáo Pháp đúng lúc giúp trải nghiệm giáo pháp sâu sắc hơn.
Nói lại, khi gặp phiền não thì Giáo Pháp có thể giúp bạn vượt qua. Không phải tất cả mọi người điều có duyên nghe được giáo pháp. Vậy bất cứ lúc nào bất an, hoài nghi hay lâm bệnh, hãy nghĩ đến Giáo Pháp. Đừng để tuột mất những phúc lành cao quý nhất này.
Còn những ngày bình thường, bạn hãy chọn thời gian thích hợp, lúc mà tâm sẵn sàng để đọc và học kinh sách, hoặc đến nghe giảng pháp ở chùa hay đạo tràng.
Không nên chọn nghe giáo pháp lúc đang bận rộn, lúc phải bỏ bê công việc làm ăn và gia đình…Vì làm như vậy tâm không sắn sàng và bình tĩnh để để tập trung nghe và thấm thía những ý nghĩa của giáo pháp.
(27) Kiên nhẫn
Kiên nhẫn hay nhẫn nhục là một đức tính rất quý giá khác của một người Phật tử. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đây cũng là một trong những đức tính “khó nhất” mà một người có thể tu tập được.
Chúng ta luôn luôn phụ thuộc vào những điều kiện (duyên) thay đổi và những thay đổi liên tục của mọi người
trong xã hội xung quanh chúng ta. Hầu hết những đổi thay của nhân tình thế thái là ngoài tầm kiểm soát và dự tính của chúng ta. Nếu chúng ta luôn luôn phản ứng, thì chúng ta bị lôi theo chúng, rồi trở nên bất mãn, bị sân giận, và mất kiên nhẫn. Vì vậy cách tốt nhất là tu tập tánh nhẫn nhịn.
Khi bạn lỡ làm những điều sai trái hoặc bị nản chí tu hành, bạn hãy nhẫn nhục và vị tha cho mình, và chỉ cần nhìn phiền não đi qua. Cách này luôn làm cho bạn có khả năng giữ tâm bình an.
Trong phần thiền chánh niệm (minh sát) bạn sẽ tập quan sát mọi hiện tượng thân tâm xảy ra với tâm nhẫn nhục, không can thiệp hay phản ứng với chúng, cứ kiên nhẫn nhìn chúng đến và đi.
(28) Biết nghe lời
Nhiều người thấy rất khó mà nghe lời khuyên hay lời chỉ dạy của người khác. Họ càng khó chấp nhận lời góp ý và phê bình. Họ cũng không muốn để cho lỗi lầm hay sai trái của mình bị lộ cho người khác thấy. Nghĩa là chúng ta khó mà sửa chữa (tu tập) để có sự tiến bộ về tâm linh khi sự cao ngạo và bướng bỉnh còn đứng ngáng giữa đường đi như vậy.
Sự cởi mở, sự nghe lời, biết chấp nhận và khiêm tốn luôn luôn là điều cần thiết trong bất kỳ môi trường sống nào chứ không riêng chuyện đạo đức tâm linh. Vì sao? Vì hai điều sự thật hiển nhiên là: (i) chúng ta không bao giờ là hoàn hảo và (ii) chúng ta luôn luôn có được nhiều hơn nếu chịu lắng nghe hay học hỏi từ người khác. Biết được hai lẽ thật đó là “điềm lành” mang lại hạnh phúc càng ngày càng trọn vẹncho mình.