Kiểm tra chặt chẽ về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu Tiểu luận về thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Trang 26 - 31)

Ðến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, thông tư hướng dẫn ở nước ta trong việc quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khá nhiều và ngày càng chặt chẽ hơn... Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật này cũng không thể tránh khỏi những bất cập trong quá trình đi lên sản xuất lớn và công nghiệp hóa nền kinh tế. Vì vậy, cần thiết phải tiếp tục chỉnh sửa để không ngừng hoàn thiện. Trong việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta hiện nay còn bộc lộ nhiều nhược điểm, cần khắc phục. Nhiều ý kiến cho rằng thuốc hóa học là một trong những vũ khí diệt sâu bệnh và là vũ khí hiện đại nhất, nên đòi hỏi kỹ thuật

sử dụng hiện đại, trong khi chúng ta (toàn dân) chưa nắm chắc kỹ thuật hiện đại cho nên những bất cập là tất yếu.

Những bất cập đó liên quan đến chính sách hiện nay là lượng thuốc tăng quá nhanh, thuốc phần lớn nhập khẩu từ nước ngoài; danh mục thuốc bảo vệ thực vật thì quá nhiều hoạt chất, một hoạt chất nhiều tên thương phẩm. Quy định quảng cáo, ghi nhãn chưa chặt chẽ; công tác quản lý nhập khẩu chưa tốt, chưa có chính sách quy định cụ thể về xử lý hành vi vi phạm trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; lực lượng thanh tra kiểm tra còn hạn chế, v.v. Nước ta cũng chưa có chính sách về quản lý người nông dân sử dụng thuốc, quản lý bao bì, tiêu hủy bao bì thuốc, v.v. Bên cạnh đó cũng còn hạn chế trong tập huấn, đào tạo cho các chủ cửa hàng bán thuốc và cho người sử dụng thuốc. Trong tình hình hiện nay, sự cần thiết phải đổi mới chiến lược sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từ sử dụng an toàn hiệu quả sang quản lý sử dụng nghiêm ngặt nhằm giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ðể làm được điều đó, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý chuyên ngành cần xây dựng chính sách và quy định cụ thể như một hàng rào kỹ thuật để kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu nhập khẩu thuốc, phân phối thuốc đến buôn bán kinh doanh thuốc. Theo hướng loại bỏ dần thuốc lạc hậu, độc hại cao, tăng cường thuốc tiên tiến ít độc hại. Trong quản lý, sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay cần có chính sách quy định phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý kỹ thuật chuyên ngành và khuyến nông; giữa cơ quan quản lý nhà nước địa phương với hệ thống sản xuất kinh doanh buôn bán thuốc và người sử dụng. Có như vậy mới thực hiện được bốn đúng trong kỹ thuật dùng thuốc.

Các ngành chức năng cần phải soát xét lại danh mục thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta vì hiện tại thuốc đăng ký tên thương phẩm quá nhiều. Song thực tế có mặt trên thị trường chỉ có 20% so với thuốc đăng ký. Thời gian đăng ký chỉ nên giới hạn trong năm năm là vừa và trong thời gian tới đề nghị giảm thuốc hóa học sử dụng xuống còn khoảng từ 20 đến 40%, tăng cường sử dụng và xã hội hóa sản xuất thuốc sinh học. Ðể hạn chế việc nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu và thuốc bảo vệ thực vật từ nước ngoài về gia công, đóng gói trong nước, đề nghị Chính phủ, cùng các cơ quan chức năng cho phép phát triển công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu trong nước. Muốn vậy, các địa phương nên tạo điều kiện dành những khu đất đai không có khả năng sản

xuất, xa khu dân cư cho xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu với các quy định nghiêm ngặt trong bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Các cơ quan chức năng cần xây dựng một nhóm biện pháp đồng bộ để Nhà nước ban hành thực hiện giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Ngăn chặn buôn bán thuốc bất hợp pháp; Tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế sản xuất trong nước; Tăng mức phạt vi phạm trong sản xuất kinh doanh, tàng trữ vận chuyển bảo vệ thực vật, v.v. Ðặc biệt cần có chế tài kiểm tra chặt chẽ cơ sở sản xuất về chất lượng thuốc, bao bì đóng gói, vệ sinh môi trường. Ðồng thời tăng cường lực lượng và quyền hạn cho thanh tra chuyên ngành để họ thật sự có hiệu lực, hiệu quả trong kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện đào tạo kỹ thuật cho nông dân trong quản lý sử dụng thuốc đúng yêu cầu quản lý dịch hại IPM. Ðặc biệt chú ý đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm và xem xét cấp chứng chỉ hành nghề cho đội ngũ cán bộ phụ trách các đại lý, cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có quy định chặt chẽ về quảng bá, quảng cáo các thuốc bảo vệ thực vật.

Các cơ quan quản lý cần xây dựng, ban hành thông tư hướng dẫn về các giải pháp thích hợp xử lý lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng ở nước ta cũng như việc thu gom, tiêu hủy bao bì thuốc bảo vệ thực vật, sao cho bảo vệ được môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ðể vấn đề này thực hiện có hiệu quả thì phải có chính sách quy định gắn trách nhiệm của công ty, cửa hàng kinh doanh buôn bán thuốc với quản lý nhà nước ở địa phương với người sử dụng thuốc. Khuyến khích mở rộng và có chính sách cơ chế kèm theo để mở rộng việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về các chương trình IPM, VietGAP, ba giảm, ba tăng, một giảm năm phải, cánh đồng lớn, v.v. Tăng cường nhập khẩu và sản xuất sử dụng thuốc sinh học theo hướng xã hội hóa. [12]

KẾT LUẬN

Như vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng cùng với tình trạng xử lý, thu gom, quản lý chất thải chưa tốt của người dân và các cấp chính quyền đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường hiện nay. Vì thế các cấp chính quyền cần sớm triển khai các biện pháp quản lý, cải tạo, kiểm soát việc sử dụng thuốc của người dân. Mong rằng với những phân tích về tác hại và các biệp pháp được đưa ra nhằm giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt của chúng em sẽ giúp giảm thiểu được việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

[1]WenJun Zhang, FuBin Jiang, JianFeng Ou. 2011. Global pesticide consumption and pollution: with China as a focus.Proceedings of the International Academy of Ecology and Environmental Sciences. 1(2): 125-144.

[2] YusufAbubakar và ctv, 2020. Chapter 3: Pesticides, History, and Classification. Natural

Remedies for Pest, Disease and Weed Control(Chukwuebuka Egbuna, Barbara Sawicka), pp 29-42.

[3] Mohamad Shokrzade, Seyed Soheil Saeedi Saravi. 2011. Role of Pesticides in Human Life in the Modern Age: A Review. Pesticides in the Modern World. (Margarita Stoytcheva). pp 1-5.

[4] Seyed Soheil Saeedi Saravi, Mohamad Shokrzade, Roles of Pesricides in Human Life in the Morden Age: A Review, Trực tuyến:

https://www.researchgate.net/publication/221917640_Role_of_Pesticides_in_Human_Life_i n_the_Modern_Age_A_Review.

[5] Mr. Wasim Aktar,Dwaipayan Sengupta and Ashim Chowdhury, Impact of pesticides use in agriculture: their benefits and hazards, Trực tuyến:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2984095/?

fbclid=IwAR0pAIyz0gBZm03iNVZseSAv6gS7pfcGeOxUdNDzx4TQgxIXgtnFrom3Qoo. [6] Kumar, N., Pathera, A. K., Saini, P., & Kumar, M. (2012). Harmful effects of pesticides on

human health. Annals of Agri-Bio Research, 17(2), 125-127.

[7] Ali, S., Ullah, M. I., Sajjad, A., Shakeel, Q., & Hussain, A. (2021). Environmental and Health Effects of Pesticide Residues. In Sustainable Agriculture Reviews 48 (pp. 311-336). Springer, Cham.

[8] Aktar, M. W., Sengupta, D., & Chowdhury, A. (2009). Impact of pesticides use in agriculture: their benefits and hazards. Interdisciplinary toxicology, 2(1), 1.

[9] Zikankuba, V. L., Mwanyika, G., Ntwenya, J. E., & James, A. (2019). Pesticide regulations and their malpractice implications on food and environment safety. Cogent Food & Agriculture 5, (1), 1601544.

[10] Pallemaerts, M. (1988). Developments in international pesticide regulation. Envtl. Pol'y & L. 18, , 62.

[11] Frank Eyhorn, Tina Roner &Heiko Specking. Reducing pesticide use and risks - What action is needed?. 2015, pp18-25.

[12] Nguyễn Quang Hiếu “Cải tiến chính sách quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật”, 29-03- 2013.

Một phần của tài liệu Tiểu luận về thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Trang 26 - 31)