2. Nội dung
2.7. Một số ngành bị dịch bệnh tác động
2.7.1.Ngành hàng không
Theo số liệu của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), năm 2020, hành khách quốc tế và nội địa sẽ giảm lần lượt 1,38 tỷ và 1,32 tỷ, giảm 74% và 50% so với năm 2019, đồng thời doanh thu giảm 250 tỷ đối với quốc tế 120 tỷ đô la Mỹ với nội địa. Vào năm 2021, làn sóng biến thể Delta tiếp tục quét qua nhiều quốc gia trên thế giới thì hy vọng về sự phục hồi của ngành hàng không thế giới lại càng trở nên mong manh hơn. Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, trong 6 tháng đầu năm 2021, số lượng ghế do ngành hàng không cung cấp sẽ giảm 42- 47%, lượng hành khách vận chuyển giảm 47-57%, doanh thu dự kiến sẽ giảm xuống 156 tỷ. So với năm 2019 là 181 tỷ đô la Mỹ. Bên cạnh đó, có hơn 20 hãng hàng khơng trên tồn cầu tuyên bố phá sản hoặc phải dừng hoạt động vĩnh viễn, trong đó có những tên tuổi, như: Thai Airways (Thái Lan), Virgin Australia (Úc), AirAsia Japan (Nhật Bản), Norwegian Air (Na Uy), Cathay Dragon (Hong Kong) ...
Một trong những hãng hàng không quốc gia Philippines nằm trong top những hãng hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID – 19. Nguồn: Quân đội nhân dân.
Khi làn sóng COVID – 19 lắng xuống vào đầu mùa hè năm nay, American Airlines dường như có cơ hội phục hồi tốt, khi lượng hành khách đi máy bay đạt 80% mức trước đại dịch. Nhưng hy vọng phục hồi đã sớm tan tành vì số lượng ca nhiễm COVID – 19 mới ở Hoa Kỳ đã tăng nhanh kể từ tháng 8, khiến hành khách phải hủy chuyến bay và các nhà đầu tư hoảng sợ.
2.7.2.Ngành du lịch
Theo tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho biết, đại dịch COVID – 19 dự kiến sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế tồn cầu khoảng 2,4 nghìn tỷ USD do sự sụp đổ của ngành du lịch quốc tế vào năm 2021. Trong số đó, các nước phụ thuộc vào ngành du lịch có mức giảm GDP do sụt giảm ngành du lịch vì đại dịch COVID – 19 cao nhất thế giới bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ (-9,1%), Ecuador (-9%), Nam Phi (-8,1%), Ireland (-5,9%) …
Trước đó, vào tháng 7/2020, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng đã dự báo thời gian du lịch quốc tế đình trệ sẽ kéo dài từ 4-12 tháng, khiến nền kinh tế tồn cầu thiệt hại rất lớn ước tính khoảng 1,2 - 3,3 nghìn tỷ USD trên thực tế, con số thiệt hại còn khủng khiếp hơn rất nhiều, bởi thời gian đình trệ chưa biết đến bao giờ mới kết thúc. Du
đại dịch, ước tính lượng khách đến du lịch giảm từ 60- 80%. Theo Báo cáo của Liên hiệp quốc, lượng khách du lịch quốc tế đã giảm khoảng 1 tỷ lượt, tương đương giảm 73% trong năm 2020, trong khi trong quý đầu tiên của năm 2021, mức giảm đã là 88%. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á; trong khi những khu vực bị ảnh hưởng ít hơn là Bắc Mỹ, Tây Âu và Caribe.
Đối với Việt Nam, năm 2020 được coi là "năm du lịch buồn" của Việt Nam khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID – 19. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu từ khách du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7%, tương đương 19 tỷ USD.
Trong 7 tháng năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 95,7 nghìn lượt người, giảm 97,5% so với cùng kỳ năm trước. Khách nội địa cũng giảm khá mạnh, nếu như trong tháng 4/2021, lượng khách du lịch nội địa đạt 9 triệu lượt, thì đến tháng 7/2021 chỉ cịn 0,5 triệu lượt. Hiện tại, dù đã đi gần hết mùa hè, nhưng tồn xã hội vẫn đang căng mình chống dịch, hoạt động du lịch ở hầu hết các địa phương gần như tê liệt. Bên cạnh đó, dịch COVID – 19 cũng khiến nhu cầu tìm kiếm thơng tin của khách du lịch nội địa trong thời gian này giảm mạnh. Theo số liệu từ công cụ Destination Insights của Google, từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4/2021 khi dịch COVID – 19 ở trong nước được kiểm sốt, lượng tìm kiếm thơng tin của khách du lịch nội địa tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm cũng như so với cùng kỳ năm 2020. Nhưng từ cuối tháng 4/2021 dịch bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam, lượng tìm kiếm thơng tin của khách du lịch nội địa nhanh chóng giảm mạnh và duy trì ở mức rất thấp đến tận thời điểm này.