22 Ước tính phát thải tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khí nghiên cứu thí điểm tại đồng bằng tây nam bộ (Trang 103 - 105)

Qua quá trình khảo sát thực tế cho thấy tỷ lệ đốt rơm rạ trong thời gian nghiên cứu tại miền Tây Nam Bộ là 95%, 45% và 25% tương ứng với vụ đông xuân, hè thu và vụ thu đông, trong khi đó kết quả của một số công trình cũng chỉ ra tỷ lệ đốt rơm rạ tại miền Tây Nam Bộ là 80-98% [9, 10, 124] Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả đã tính toán xác định tỷ lệ đốt rơm rạ phù hợp nhất, trung bình cả năm là 55% so với lượng rơm rạ phát sinh Hiệu suất cháy (MCE) áp dụng để tính toán trong trường hợp này được lấy từ giá trị trung bình hiệu suất cháy của các thí nghiệm đốt, tức là MCE = 0,9 (mục 1 3 1) Khi đó, áp dụng công thức tính toán kiểm kê phát thải được trình bày trong Chương 2 (công thức số 2 12) nghiên cứu đã ước tính được lượng phát thải của các chất ô nhiễm không khí từ hoạt động đốt rơm rạ tại miền Tây Nam Bộ trong 5 năm liên tiếp từ 2016 -2020 (Bảng 3 10)

Bảng 3 11 Ước tính phát thải hàng năm tại miền Tây Nam Bộ

Đơn vị: Tấn Thông số 2016 2017 2018 2019 2020 CO2 19343600 19183290 19892220 19732400 19334340 SO2 21400 21220 22000 21830 21390 NO2 20470 20300 21050 20880 20460 PM25 187460 185910 192780 191230 187370 Tỉnh 2016 2017 2018 2019 2020 Sóc Trăng 2822430 2736630 2772510 2823730 2693340 Bạc Liêu 1291030 1399970 1449890 1491880 1522560 Cà Mau 587600 579800 689910 683150 580970 Tổng 30980300 30723550 31858970 31603000 30965480

Bảng 3 10 trình bày xu hướng phát thải hàng năm từ hoạt động đốt rơm rạ, giai đoạn 2016–2020 tại miền Tây Nam Bộ Kết quả chỉ ra không có sự khác biệt đáng kể giữa các năm, 2,6% –5,6% Lượng phát thải của các chất ô nhiễm từ hoạt động đốt rơm rạ trong 5 năm từ 2016 đến 2020 có giá trị lần lượt là: 20 triệu tấn CO2, 22 nghìn tấn SO2, 21 nghìn tấn NO2, 193 nghìn tấn PM2,5, 218 nghìn tấn PM10, 248 nghìn tấn TSP, 170 tấn VOC, 200 tấn PAHs trên bụi Lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí từ việc đốt rơm rạ tại đồng ruộng tập trung tại các tỉnh có diện tích trồng lúa lớn như Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp (14-17,5% tổng phát thải các tỉnh miền Tây Nam Bộ) (Hình 3 3) Thông số 2016 2017 2018 2019 2020 PM10 211500 209740 217500 215750 211400 TSP 240960 238960 247790 245800 240840 VOC 170 160 170 170 170 PAH/TSP 190 190 200 200 190 PAH/PM10 200 200 200 200 200

Hình 3 3 Tỷ lệ phần trăm đóng góp lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí từ hoạt động đốt rơm rạ của các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khí nghiên cứu thí điểm tại đồng bằng tây nam bộ (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w