4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
4.2. Triển khai thực hiện và các hoạt động điều chỉnh
4.2.1. Công tác triển khai thực hiện
Công tác đội ngũ cán bộ:
Cán bộ giảng dạy được bổ nhiệm dựa trên trình độ chuyên môn và phải đáp ứng yêu cầu cao về khả năng nghiên cứu thông qua các thước đo theo chuẩn quốc tế nhằm có thể đáp ứng yêu cầu về giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của mình trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Ban Giám hiệu sẽ quyết định việc bổ nhiệm
giáo sư hoặc phó giáo sư dựa trên đề xuất của các Ban Chủ nhiệm Khoa. Các Trưởng Khoa sẽ quyết định bổ nhiệm cán bộ giảng dạy dựa trên đề xuất của Ban Chủ nhiệm Khoa và Trưởng Bộ môn. Cán bộ quản lý sẽ được bổ nhiệm dựa trên nhu cầu của nhà trường. Hội đồng Trường sẽ quyết định các điều kiện chung về công việc của cán bộ quản lý. Hiệu trưởng, các Trưởng Khoa, Trưởng Đơn vị Phòng ban và Trưởng Bộ môn sẽ bổ nhiệm các cán bộ quản lý trực thuộc đơn vị mình dựa trên nguồn kinh phí của đơn vị. Hội đồng Trường sẽ quyết định các điều kiện chung đối với công việc của cán bộ quản lý. Trưởng Khoa, Trưởng các Đơn vị Phòng ban và các Trưởng Bộ môn sẽ thường xuyên đánh giá hiệu quả làm việc của các cán bộ giảng dạy và quản lý trong đơn vị mình.
Cơ cấu nhân lực phục vụ giảng dạy được phân bổ như sau:
- Giảng viên cơ hữu: 65%
- Giảng viên thỉnh giảng (từ Đại học Thủy Lợi, các trường Đại học đối tác nước ngoài, giảng viên quốc tế, giảng viên đến từ doanh nghiệp...): 25%
- Cán bộ chuyên nghiên cứu khoa học: 10% + Chất lượng đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu
- Cán bộ giảng dạy lý thuyết phải có trình độ Tiến sĩ
- Cán bộ thỉnh giảng đến từ doanh nghiệp phải là những người thật sự có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực chuyên môn liên quan
- Cán bộ nghiên cứu là những người có năng lực, uy tín khoa học, chuyên làm công tác nghiên cứu, tham gia báo cáo một số chuyên đề sâu về khoa học, công nghệ, tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh
- Cán bộ nghiên cứu có thể là cán bộ của các Viện Nghiên cứu khoa học Việt Nam, các chuyên gia nước ngoài mời đến tham gia nghiên cứu một đề tài, một lĩnh vực cùng quan tâm trong khoảng thời gian xác định + Số lượng cán bộ giảng dạy, nghiên cứu
- Số lượng cán bộ giảng dạy và nghiên cứu được tính theo số lượng sinh viên, nghiên cứu sinh theo học tại trường theo tỷ lệ 1 giảng viên/30 sinh viên.
Phân bổ tài chính:
Về nguồn thu:
Trường chủ yếu thu từ học phí của các hệ đào tạo chiếm hơn 80% tổng nguồn thu, thu từ học phí của các hệ đào tạo không chính quy có chiều hướng giảm dần, nguồn kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN) trong kinh phí đào tạo khoảng 10%.
Bên cạnh hoạt động đào tạo các hệ đào tạo dài hạn, trường cũng đã triển khai các hoạt động đào tạo từ xa cho hệ thạc sĩ bận rộn với công việc và nguồn thu từ các hoạt động này chiếm khoảng 7% trên tổng nguồn thu.
Về khoản chi:
Chế độ trả lương cho người lao động: đại học Thủy lợi xây dựng chế độ trả lương, thu nhập và thực hiện thang bảng lương, mức lương cơ bản theo quy định hiện hành, nguồn chi trả 100% từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị (NSNN không cấp). Trường xây dựng phương án phân phối thu nhập tăng thêm theo hệ số quản lý đảm bảo ổn định và gia tăng thu nhập thực tế của người lao động theo đúng quy định và hợp lý. Xây dựng và hoàn chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm trên khung pháp lý quy định của Nhà nước, thực hiện trên tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch.
Trích lập các quỹ: sau khi thực hiện bù đắp các chi phí thường xuyên, đảm bảo chất lượng cam kết và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, phần chênh lệch thu chi sẽ được phân phối: Đảm bảo trích tối thiểu 25% cho quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Chế độ miễn, giảm, chính sách học bổng: trường luôn thực hiện đầy đủ việc miễn, giảm cho người học theo đúng quy định của Nhà nước, phần chênh lệch giữa mức hỗ trợ của Nhà nước và mức học phí sẽ được Trường cấp bù toàn bộ để đảm bảo các quyền lợi cho sinh viên.
Quỹ học bổng sinh viên: trích 8% đến 12% từ nguồn thu học phí đại học hệ chính quy để lập quỹ học bổng khuyến khích học tập, theo quy định tại Thông tư số 31/2013/TT-BGDĐT ngày 01/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về đầu tư phát triển và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất: trường đã lập kế hoạch và quyết định sử dụng kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp để đầu tư cơ sở vật chất theo quy định chung của Nhà nước; Lập dự án hợp tác đầu tư các hạng mục hỗ trợ công tác đào tạo như: khu thể thao, căng tin, dịch vụ. Ngoài ra, khai thác hiệu quả các tài sản; Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về mua sắm tài sản công, quy định về đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ quan quản lý Nhà nước.
4.2.2. Thách thức đối với ban quản lý nhà trường
4.2.2.1. Môi trường luôn thay đổi, đặt ra những yêu cầu mới cho quản lý nhà trường
(1) Công nghệ: các trường đại học đang phải vật lộn để cập nhật với tốc độ thay đổi nhanh chóng của các công cụ, hệ thống và kênh giảng dạy, và thực tế là một số nơi vẫn đang phải làm việc với phần mềm thông tin và công cụ phân tích lỗi thời-vấn đề về việc tìm nguồn vốn để đầu tư vào những phát triển này. Bên cạnh đó cũng có một vấn đề về kỹ năng; để các hệ thống này phát huy hết tiềm năng của chúng, điều quan trọng là nhân viên phải có thể hỗ trợ và hiểu chúng. Vấn đề kỹ năng này còn vượt ra
ngoài lực lượng lao động của họ- ngày càng có nhiều áp lực phải định hình lại chương trình giảng dạy để những sinh viên tốt nghiệp có thể sẵn sàng thích nghi với thị trường công nghệ ngày nay.
(2) Nguồn tài trợ vẫn đang là vấn đề gây đau đầu. Do nhiều yếu tố khác nhau, mà số tiền trợ cấp các trường nhận được từ chính phủ ngày càng eo hẹp. Vì thế họ phải tìm cách thu hút nhiều sinh viên hơn để tăng tài chính từ học phí(trong nước và quốc tế).
(3) Việc thực hiện các nghiên cứu chất lượng cao được coi là một năng lực cốt lõi. Đây là vấn đề nhất quán giữa các khu vực, các cấp ngành. Dù nhiều người bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng nghiên cứu của trường, thế nhưng các trường đại học vẫn lo lắng và lưu tâm về việc duy trì và cải thiện vị trí, địa vị của mình.
(4) Hợp tác được coi là yếu tố quan trọng trong việc phát triển của các trường đại học. Sự hợp tác bên trong và bên ngoài giữa các nhà lãnh đạo được coi là cần thiết, nhưng lại đầy thách thức do môi trường cạnh tranh khốc liệt.
4.2.2.2. Sự cạnh tranh
Các trường đại học đang vận hành trong một môi trường đầy tính cạnh tranh. Sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học đang dần trở nên gay gắt, có thể vì nguồn tài trợ bên ngoài hoặc tiền học phí từ sinh viên và chúng có thể lan rộng ra từ cục bộ trong nước tới quốc tế( toàn cầu hoặc trong một khu vực). Đồng thời trường đại học cũng phải cạnh tranh với những cơ sở công nghệ, công nghiệp mới khác để chiêu mộ những chuyên gia giỏi nhất về làm việc cho mình.
4.2.2.3. Yêu cầu cao và khắt khe hơn đối với chính quyền từ các tổ chức, công chúng
Vai trò của các cơ sở đào tạo là một tổ chức độc lập giúp cải thiện xã hội bằng cách mở rộng kiến thức và giáo dục thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên các nhà phê bình, chẳng hạn như như các chính trị gia quả quyết rằng các trường đại học học đang không mang lại những lợi ích cho xã hội như mục đích ban đầu, họ không muốn các trường sẽ tập trung nhiều hơn vào việc đào tạo cho lực lượng lao động tương lai. Bên cạnh đó, các chính trị gia ngày càng trở nên thẳng thắn chỉ trích hoạt động của các trường đại học và đòi hỏi những cải thiện hiệu quả. Đây là những thách thức cấp bách không chỉ đặt ra câu hỏi về tự chủ đại học, mà còn gây áp lực lên các nhà lãnh đạo của các trường khi họ phải vật lộn để tìm ra các cơ chế phù hợp để chứng minh tác động của cơ sở đến xã hội .
Chính phủ muốn thấy các trường đại học xây dựng quan hệ đối tác với các bên thứ ba nhiều hơn (ví dụ như các tổ chức phi lợi nhuận và công nghiệp để tăng kinh phí, nâng cao khả năng nghiên cứu và sức ảnh hưởng). Nhưng với nhiều lãnh đạo trường đại học, hợp tác làm việc với ngành công nghiệp và thương mại hóa nghiên cứu không
phải là ưu tiên của họ, dù họ biết việc này có thể sẽ giúp gia tăng thu nhập. Họ không thấy chúng quá quan trọng và không coi chúng như là nguồn lực chính. Kể cả đối với những nhà lãnh đạo muốn xây dựng mối quan hệ bền chặt với các công ty đối tác, khó khăn đến từ các việc phân chia nguồn tài trợ chứng minh lợi tức đầu tư đã là vấn đề, thì trong nhiều trường hợp họ cảm thấy nan giải để đối phó với gánh nặng pháp lý ngày một tăng.
Đối với xã hội, nhiều người đang đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của cách tiếp cận truyền thống. Về mặt giáo dục, có nhiều lo ngại về trọng tâm của việc giảng dạy, cách thức truyền tải các bài học và liệu những giá trị mà học sinh nhận được có xứng đáng với học phí của họ hay không.