Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp

Một phần của tài liệu CT-tong-the (Trang 31 - 32)

5. ĐỊNH HƢỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC

5.13. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp

Hoạt động trải nghiê ̣m ở tiểu học và Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp ở trung học cơ sở và trung học phổ thông (sau đây gọi chung là Hoạt động trải nghiệm) là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trƣờng, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hƣớng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dƣới sự hƣớng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này nhƣ: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hƣớng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác.

Nội dung cơ bản của chƣơng trình Hoạt động trải nghiệm xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân; giữa học sinh với ngƣời khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trƣờng; giữa học sinh với nghề nghiệp. Nội dung này đƣợc triển khai qua bốn nhóm hoạt động chính: Hoạt động phát triển cá nhân; Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; Hoạt động hƣớng nghiệp.

Hoạt động trải nghiệm đƣợc tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trƣờng học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trƣờng; với các hình thƣ́c tổ chức chủ yếu: thực hành nhiệm vụ ở nhà, sinh hoạt tập thể (sinh hoạt dƣới cờ; sinh hoạt lớp; sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam,...), dự án, làm việc nhóm, trò chơi, giao lƣu, diễn đàn, hô ̣i thảo, tổ chức sự kiện, câu la ̣c bô ̣, cắm tra ̣i, tham quan, khảo sát thƣ̣c đi ̣a, thƣ̣c hành lao đô ̣ng, hoạt động thiện nguyện,... Cơ sở giáo dục quyết định lựa chọn những nội dung, hình thức hoạt động trong chƣơng trình phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng và địa phƣơng.

– Giai đoạn giáo dục cơ bản

Hoạt động trải nghiệm thực hiện mục tiêu hình thành các phẩm chất, thói quen, kỹ năng sống,... thông qua sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, tham gia các dự án học tập, các hoạt động xã hội, thiện nguyện, hoạt động lao động,... Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là ngƣời tham gia, vừa là ngƣời thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống để sinh hoạt và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định đƣợc năng lực, sở trƣờng và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của ngƣời lao động tƣơng lai và ngƣời công dân có trách nhiệm.

Ở tiểu học, nội dung hoạt động tập trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển bản thân, các kỹ năng sống, kỹ năng quan hệ với bạn bè, thầy cô và những ngƣời thân trong gia đình. Bên cạnh đó, các hoạt động lao động, hoạt động xã hội và làm quen với một số nghề gần gũi với học sinh cũng đƣợc tổ chức thực hiện.

Ở trung học cơ sở, chƣơng trình tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hƣớng nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động vẫn đƣợc tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và kỹ năng sống của học sinh.

– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Chƣơng trình Hoạt động trải nghiệm tiếp tục phát triển những năng lực và phẩm chất đã hình thành từ giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, nhƣng tập trung cao hơn vào việc phát triển năng lực định hƣớng nghề nghiệp. Thông qua các chủ đề sinh hoạt tập thể, hoạt động lao động sản xuất, câu lạc bộ hƣớng nghiệp và các hoạt động định hƣớng nghề nghiệp khác, học sinh đƣợc đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trƣờng, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp; đƣợc rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp mai sau.

Một phần của tài liệu CT-tong-the (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)