- Về cơ sở pháp lý: Thành Phố Hà Nội căn cứ các quy định của pháp luật tại các bản Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị định và Thông tư qua các thời kỳ. Hiện nay Thành Phố Hà Nội thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai năm 2013, bao gồm: Hiến pháp năm 2013, Bộ Luật Dân sự 2005, Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 23/2014/TT - BTNMT, Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật khác và các bộ thủ tục hành chính do Thành Phố Hà Nội ban hành có liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn Thành Phố Hà Nội.
- Thẩm quyền quản lý và thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến quyền của người sử dụng đất:
Căn cứ Luật đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đất đai 2013, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các Quyết định số 1271/QĐ-UBND, Quyết định số 1272/QĐ-UBND, Quyết định số 1273/QĐ-UBND ngày 06/7/2015 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh, huyện, xã. Trong đó đã nêu rõ thẩm quyền quản lý và thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến quyền của người sử dụng đất.
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc UBND xã, UBND huyện, thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường.
UBND xã, phường, thị trấn (nơi có đất) có thẩm quyền xác minh nội dung biến động điều tra thực địa trong trường hợp có thay đổi về ranh giới sử dụng đất, loại tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu.
trình UBND cấp huyện cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ngày 27/11/2015 UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2553/QĐ-UBND “Về việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường”, theo đó bắt đầu từ ngày 01/01/2016 sát nhập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các huyện, thành phố về Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có chi nhánh tại các huyện, thành phố.
Tuy nhiên, đến ngày 31/8/2016, UBND Thành phố Hà Nội mới có Quyết định số 24/QĐ-UBND “V/v ban hành Quy chế phối hợp giữa Sở nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai với UBND các huyện, thành phố và các cơ quan khác có liên quan” nên việc hướng dẫn thực hiện quyền của người sử dụng đất năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.
- Thực hiện công tác thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến quyền của người sử dụng đất tại Thành phố Hà Nội.
- Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã cấp được 650.000 giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chiếm 90% các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên thực tế trên địa bàn toàn tỉnh còn nhiều trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và những khó khăn vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trong giai đoạn 2013-2017 với 9 quyền riêng của người sử dụng đất theo quy định của luật đất đai năm 2003 và 8 quyền riêng của người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013 trên địa bàn Thành phố Hà Nội thực hiện được 185.000 giao dịch của người sử dụng đất, quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và thế chấp diễn ra sôi động hơn so với các quyền cho thuê, cho thuê lại và góp vốn bằng quyền sử dụng đất và quyền thế chấp diễn ra nhiều nhất so với các quyền khác (với khoảng 33.000 giao dịch chiếm khoảng 20,02%).
Trong 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì thành phố Hà Nội diễn ra sôi động nhất với gần 32.000 giao dịch chiếm 18,60% giao dịch trên địa bàn toàn tỉnh.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU