- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ hoa:
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết:
khoảng bằng một con chữ o (1 li). Quy trình viết chữ trường hướng dẫn tương tự. -Cho học sinh viết bảng con chữ ghi từ
mái trường.
Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn khi viết, sửa tư thế ngồi viết cho học sinh ngồi chưa đúng.
-Giáo viên nhận xét bảng con:
Giáo viên nhận xét kĩ về độ cao, về nét nối, cách ghi dấu phụ, vị trí dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, chỉ rõ những nét chữ viết chưa đúng hoặc viết còn cẩu thả nghệch ngoạc,…Giúp các em sửa lỗi. Nhắc học học sinh cần viết đúng, viết đẹp, viết ngay ngắn, đều nét, liền mạch.
-Cho học sinh đọc lại chữ vừa viết và xoá bảng.
*Chữ ghi từ: điều hay, sao sáng, mai sau. Hướng dẫn tương tự.
-Cuối cùng giáo viên đưa cả bài Tập viết lên bảng (mẫu chữ và cách trình bày giống như trong vở Tập viết của học sinh).
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết: viết:
-Cho học sinh mở vở Tập viết , tập hai
(trang 22,23) để lên bàn.
-Học sinh viết bảng con.
-Học sinh giơ bảng
-Học sinh đọc đồng thanh và xoá bảng.
-1-2 học sinh đọc lại bài.
-Gọi học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
-Giáo viên kiểm tra bút viết và cách cầm bút, để vở của học sinh.Nhắc học sinh thực hiện đúng tư thế ngồi học.
-Giáo viên gõ tiếng thước thứ nhất yêu cầu học sinh tô một dòng chữ hoa A. - Tương tự học sinh tô và viết từng dòng theo lệnh của giáo viên.
Trong khi học sinh viết bài giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn khi viết, nhắc nhở những học sinh viết chưa đúng, sửa lại tư thế ngồi, cách cầm bút để vở cho từng em, uốn nắn từng nét chữ cho các em.
*Lưu ý: Đối với học sinh trung bình, yếu chỉ yêu cầu các em viết1/2 số lượng chữ và dòng trong vở Tập viết. Học sinh khá, giỏi viết đủ số chữ, số dòng quy định. Giáo viên cần hướng dẫn, kèm cặp học sinh yếu để các em viết được từ ít đến nhiều, từ chưa đẹp đến đẹp theo khả năng của mình, nên động viên khuyến khích những sự tiến bộ dù nhỏ của các em để các em tự tin và cố gắng.
-Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh, chỉ ra các lỗi sai mà học sinh hay mắc , hướng dẫn các em sửa lỗi.
III-Củng cố - dặn dò:
-1-2 học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở. -Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
-Học sinh tô một dòng chữ hoa A. -Học sinh tô và viết từng dòng theo lệnh của giáo viên.
-Học sinh sửa lỗi theo hướng dẫn của giáo viên.
-Cho học sinh đọc lại bài Tập viết. -Tuyên dương học sinh viết chữ đẹp. -Dặn học sinh về nhà luyện viết tiếp trong vở Tập viết 1/2 – phần B và ở ô li.
-1-2 học sinh đọc.
*Kết quả thu được:
Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên vào việc rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh tại lớp 1C là lớp do tôi làm chủ nhiệm. Tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh trên hai lớp 1C và lớp 1D là lớp đối chứng do cô Hoàng Quỳnh Hương làm chủ nhiệm.
Bài Tập viết: Tô chữ hoa A, Ă, Â, B ( tuần 25, trang 22,23 tập hai ) - Tập tô: A, Ă, Â, B ( Mỗi chữ một dòng)
- Tập viết: ai, ay, ao, au (Mỗi vần một dòng cỡ vừa).
- Tập viết: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau (Mỗi từ ngữ một dòng cỡ nhỏ).
Sau khi chấm điểm tôi thu được kết quả sau: Lớp Số học
sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1C 30 19 63,3% 8 26,7% 3 10% 0 0% 1D 30 9 30% 8 26,7% 9 30% 4 13,3% Từ kết quả hai bảng số liệu( trước và sau khi áp dụng) và bài viết của học sinh tôi thấy:
Lần đầu, khi chưa áp dụng biệp pháp nâng cao chất lượng chữ viết mà tôi đưa ra thì lớp thực nghiệm chỉ có 5 em giỏi, 6 em khá chiếm tỷ lệ 36,6%. Tỷ lệ trung bình và yếu là 63,4% trong quá trình viết các em hay mắc lỗi sai về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Một số em chữ viết còn tẩy xoá nhiều, vở còn bị quăn góc, các chữ còn sai nhiều về độ cao, độ rộng, khoảng cách, các nét nối, điểm đặt bút, điểm dừng bút chưa đúng nên chất lượng chữ viết cũng như chất lượng vở sạch còn thấp.
Lần thứ hai, sau khi áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết mà tôi đưa ra vào dạy Tập viết ở lớp 1C do tôi chủ nhiệm, tôi thấy kết quả có nhiều
chuyển biến. Các bài viết đạt điểm khá, giỏi tăng từ 36,6% lên 90% số bài viết trung bình giảm đi rất nhiều, không có bài viết đạt điểm yếu. Đa số các em ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách và viết đúng kĩ thuật. Viết cẩn thận, nắn nót đã thành thói quen của học sinh. Một số em khi mới vào học đến giờ Tập viết rất ngại nhưng từ khi các em nắm được kĩ thuật viết chữ đúng các em hồ hởi và phấn khởi, tâm lí vui vẻ thoải mái hơn khi học môn Tập viết.
Từ kết quả của hai lớp 1C ( thực nghiệm), 1D ( đối chứng) tôi thấy kết quả bài viết lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể các em đạt điểm giỏi đã tăng nhiều so với lớp đối chứng và điểm trung bình yếu thì giảm đi rõ rệt. Trong khi đó ở lớp đối chứng điểm yếu vẫn chiếm 13,3%
Từ kết quả trên đã khẳng định biện pháp rèn chữ viết cho học sinh mà tôi đề xuất là phù hợp và có hiệu quả. Không những các em viết đẹp, viết đúng mà các em còn có tư thế ngồi viết đúng.
C.PHẦN KẾT LUẬN I – KẾT LUẬN: I – KẾT LUẬN:
Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Tiểu học nói chung và rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 nói riêng là rất cần thiết. Việc áp dụng các phương pháp, biện pháp khéo léo, linh hoạt giúp cho giờ học Tập viết diễn ra một cách nhẹ nhàng, học sinh hứng thú say mê học tập từ đó nâng cao chất lượng về chữ viết. Để đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ viết cho học sinh thì người giáo viên cần nghiên cứu kỹ các mẫu chữ viết trong trường Tiểu học, nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy trong các bài Tập viết, nắm vững mục đích yêu cầu của từng bài để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Đồng thời cần tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh bộc lộ và phát triển khả năng, năng khiếu của mình.
Từ kết quả trên đã cho thấy những biện pháp mà tôi đưa ra là thiết thực, hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có biện pháp nào là vạn năng cả mà điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng các biện pháp linh hoạt hài hoà, hợp lí thì quá trình giảng dạy mới đạt hiệu quả cao.