Tăng cường hợp tác với chuyên gia

Một phần của tài liệu Báo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp nông thôn (Trang 28 - 32)

Công tác tăng cường cộng tác với các chuyên gia cũng cần được chú trọng. Việc tăng cường này cũng giống như chủ trương “liên kết 4 nhà” của Chính phủ trong nông nghiệp. Trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền, đây sẽ là sự liên kết giữa nhà báo – chuyên gia nông nghiệp – nông dân. Mối quan hệ giữa chuyên gia nông nghiệp và bà con nông dân là tất yếu, còn nhà báo sẽ là cầu nối, củng cố thêm mối quan hệ mật thiết này, đồng thời nắm bắt mọi thông tin phục vụ cho các chương trình, chuyên mục dành cho nông dân.

Với cư dân nông thôn, phóng viên cần tích cực xuống sơ sở, tìm hiểu đời sống sản xuất và sinh hoạt của họ. Cùng là người nông dân nhưng ở mỗi xã, phường lại có những cách nghĩ, cách làm khác nhau. Do đó, phóng viên không chỉ phản ánh những khía cạnh thông tin thông thường. Nếu có khả năng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mỗi địa phương thì việc lựa chọn cách thức đưa tin sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều.

Nhiệm vụ gắn kết các chuyên gia nông nghiệp và người nông dân là một phần trong quá trình tác nghiệp của nhà báo. Đây là việc không đơn giản, tuy nhiên, khi có kinh nghiệm và lòng nhiệt tình, người phóng viên không những hoàn thành nhiệm vụ này mà còn có thể làm được nhiều hơn thế cho nông thôn và người nông dân Việt Nam.

KẾT LUẬN

Ở nhiều nước trên thế giới, từ lâu ngành sản xuất nông nghiệp đã là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Và tất nhiên, người nông dân các nước đó là những ông chủ lắm tiền nhiều của, có vị thế xã hội.Đối với nước ta, người nông dân vẫn là những người lao động “ chân lấm tay bùn” , “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”…Họ làm việc vất vả hơn nhiều lần so với những đối tượng khác, nhưng thành quả lao động lại tỷ lệ nghịch với công sức mà họ bỏ ra.

Đảng và Nhà nước ta nhìn nhận được thực trạng đó, do vậy luôn luôn chú trọng giải quết dứt điểm bằng việc quan tâm đặc biệt đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đến nay nông nghiệp. nông thôn và người nông dân Việt Nam đã thực sự thay đổi. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản tăng nhanh; trình độ khoa học – công nghệ được nâng cao hơn. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thuỷ lợi, giao thông góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới; kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; vị thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…

Tuy nhiên, tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém, khuyết điểm: Nông nghiệp phát triển kém bềnn vững, tốc độ tăng trưởng có xu hươóng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực; chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ. Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.

Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai thấp. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; phát sinh một số vấn đề xã họi bức xúc.

Với những quyết sách đúng đắn, tin chắc rằng chúng ta sẽ thực hiện được thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn đưa nôn nghiệp Việt Nam hội nhập với nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến của thế giới; để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Và các thể loại báo chí, với những thay đổi phù hợp với thời cuộc, sẽ nhanh chóng tiến kịp bước tiến của báo chí thế giới hiện đại, góp một phần trọng yếu để chúng ta thực hiện chính sách xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp nông thôn (Trang 28 - 32)