Phương án đi dây mạng cao áp

Một phần của tài liệu Đề án: Thiết kế mạng điện cho phân xưởng pdf (Trang 25 - 26)

Nhà máy thuộc hộ loại I. Đường dây từ TBATG về TPPTT nhà máy dùng lộ kép trên không.

Do tính chất quan trọng của các phân xưởng nên mạng cao áp trong nhà máy dùng lộ kép đi ngầm theo các tuyến giao thông để đảm bảo mĩ quan và an toàn, dễ thực hiện công tác bảo vệ và xử lý sự cố. Các hộ loại III được cấp điện liên thông từ TBA phân xưởng chính.

Căn cứ vào vị trí của các TBa phân xưởng và trạm PPTT trên mặt bằng đề

ra 2 phương án cấp điện như sau:

- Phương án 1: Các trạm biến áp phân xưởng được cấp điện trực tiếp từ

trạm PPTT.

- Phương án 2: Các trạm biến áp xa trạm PPTT được lấy điện liên thông qua các trạm BAPX ở gần TPPTT.

Đường dây cung cấp từ trạm BATG về trạm PPTT của nàh máy dài 2.5 km sử dụng đường dây trên không dây nhôm loã thép lộ kép.

Nhà máy là hộ tiêu thụ điện 3 pha. Tra PLI.4 (TKCĐ) có Tmax > 5000 h/năm (Thời gian sử dụng công suất lớn nhất). Với giá trị của Tmax tra ở Bảng 2.10 (Trị số mật độ dòng điện kinh tế – Thiết kế cấp điện) được Jkt = 1

Inm = STTnm/2 x 3 x Uđm = 5793/2 x 3 x35 = 168 (A) Tiết diện dây cao áp:

Fkt = Inm/Jkt = 168/1 = 168 (mm2)

Tra bảng chọn dây ta chọn ta chọn loại đường dây không AC – 185 Tra phụ lục VI.1 với loại dây AC-185 ta có Icp = 515 (A)

- Kiểm tra dây chọn theo điều kiện dòng sự cố khi đứt một dây còn một dây chuyển tải toàn bộ công suất.

Isc = 2 x Inm = 2 x 168 = 336 (A) Isc = 336 < Icp = 515 (A)

- Kiểm tra theo điều kiện tổn thất điện áp và phát nóng: ΔU = (Pnm x R + Qnm x X)/Uđm ≤ΔUcp ΔUcp = 5%Uđm = 1750 (V) Tra PLV.3 ta có: Ro = 0.17 Ω/km Xo = 0.4 Ω/km Khoảng cách từ TBATG đến TPPTT là 2.5 km ΔU = (4249 x 0.17 x 2.5 + 3938 x 0.4 x 2.5)/2 x 10 = 287 (V) ⇒ΔU = 287 < ΔUcp = 500 (V) Thoả mãn yêu cầu.

Một phần của tài liệu Đề án: Thiết kế mạng điện cho phân xưởng pdf (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)