Nguồn Mớ Đá (Đầm Thị, Kim Bôi)

Một phần của tài liệu Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam - Mô tả các nguồn nước khoáng và nước nóng ở Việt Nam 5 pps (Trang 26 - 31)

Vị trí. Xóm Mớ đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Từ thị xã Hoà Bình theo quốc lộ 12 B đi Kim Bôi. Sau khi vượt dốc Cun, đi tiếp 25km nữa thì đến Viện Điều dưỡng

NK Kim Bôi. Viện nằm cách đường 500 m về bên trái, cách huyện lỵ Kim Bôi 4

km.

Dạng xuất lộ. Trước khi được đưa vào khai thác (1972) nguồn nước gồm nhiều

mạch lộ phân bố trên một diện tích hàng nghìn m2 tạo thành một khu trũng sình lầy sâu 1-1,2 m, gọi là Đầm Thị. Nước phun lên với áp lực và lưu lượng lớn. Tại 2

mạch chính, nước trồi lên mạnh, đůn lên cả những hạt sạn thạch anh kích thước 5

mm, có những vỏ ốc lớn đến 15 mm. Lưu lượng tổng cộng của các mạch lộ ước đến 28,5 l/s, được thoát ra suối.

Lịch sử. Nguồn nước đã được nhân dân địa phương biết đến từ lâu. Về sau nhiều đơn vị địa chất và y tế đã đến khảo sát, trong đó có một công trình nghiên cứu chuyên đề khu vực khá toàn diện do phòng ĐCTV Tổng cục Địa chất thực hiện năm 1973 bao quát cả đoạn thung lũng sông Bôi từ Bãi Chạo đến Phố Bo kéo dài trên 10 km dọc theo đứt gãy đường 12 B, qua đó đã phát hiện và đăng ký được 11

nguồn lộ, trong đó có những nguồn quan trọng như Mó Đá, Xóm Rạnh, Khạng

Khảy, Xóm Chiềng, Làng Sào (huyện Kim Bôi).

Dựa trên kết quả điều tra của ngành địa chất và y tế năm 1973 Tổng Công đoàn

VN đã xây dựng tại nguồn Mó Đá một nhà nghỉ dùng NK để chữa bệnh. Để đáp ứng yêu cầu mở rộng khu điều dưỡng. Năm 1982 Đoàn 47 thuộc Tổng cục Địa

chất được giao nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò mỏ NK Mó Đá. Đoàn đã khoan, bơm

thí nghiệm 9 lỗ khoan với tổng chiều sâu 1138 m, trong đó 1 LK (LK7) đã được bơm khai thác thử, phân tích trên 600 mẫu nước các loại.

Kết quả đánh giá trữ lượng được Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sản Nhà

nước phê chuẩn là ( m3/ng): cấp B = 520, cấp C1 = 456, cấp C2 = 329.

Tính chất lý - hoá.

tích Viện VSDT trung ương Trường ĐHDK HN LK5 Sở ĐC Tiệp Khắc

Tính chất vật lý trong, không mùi, vị

nhạt

trong, không mùi, vị nhạt

trong, không mùi, vị

nhạt T = 34,5oC T = 34,5oC T = 34,5oC pH 7,7 7,1 7,36 Cặn khô, mg/l 345 407,2 Độ khoáng hoá, mg/l 441,46 ( tổng ion) 466,65 (tổng ion) 450,84

Anion mg/l mge/l mg/l mge/l mg/l mge/l

Cl- 4,15 0,117 7,09 0,20 11,7 0,33 SO42- 86,4 1,799 96,0 1,999 81,18 1,69 NO3- 1,25 0,02 0,3 1,3 0,021 PO43- 0,54 0,016 0 0 F- 0,33 0,017 Cộng 330,31 5,852 347,47 6,199 326,99 5,868

Cation mg/l mge/l mg/l mge/l mg/l mge/l

Na+ 12,88 0,56 17,22 0,749 4,7 0,204

K+ 1,8 0,046

Mg2+ 12,43 1,023 12,03 0,99 15,2 1,25 Fe2+ 0,07 1,75 0,06 0,01 Al3+ 0,01 Mn2+ 0,06 0,009 Cộng 111,95 5,863 119,18 6,199 104,35 5,630 Các hợp phần khác, mg/l H4SiO4 =58 (H2SiO3 = 47,15) H2SiO3 =25,31

Kiểu hoá học. Nước bicarbonat calci hoặc bicarbonat- sulfat calci - magnesi, khoáng hoá rất thấp.

Xếp loại. Nước ấm.

Tình trạng sử dụng. Năm 1975 NK, Mó Đá bắt đầu được khai thác phục vụ chữa

bệnh, điều dưỡng tại nhà nghỉ công đoàn với quy mô chừng 110 giường. Năm

1982 nhà nghỉ được mở rộng lên 300 giường. Mỗi năm nhà nghỉ tiếp nhận từ 7 đến 10 nghìn lượt bệnh nhân đến điều trị bằng các liệu pháp tắm, ngâm, uống kết

Nguồn nước được khai dẫn từ mạch lộ 133, tự chảy với lưu lượng 10l/s và bơm từ

giếng đào sâu 6m, đường kính 2m với công suất 20m3/h.

Tháng 5/1984 xí nghiệp NK Kim Bôi thuộc Liên hiệp Công đoàn Hà Tây được

thành lập và bắt đầu đóng chai với sản lượng tăng dần từ 700.000 chai/năm (1985) đến 5 triệu chai/năm (1995). Ngoài ra còn có rất nhiều đơn vị ở các tỉnh khác cũng đến mua NK Mó Đá để đóng chai với các nhãn hiệu khác nhau, sản lượng không

thể thống kê chính xác.

Năm 1988-1889 Viện KHVN và trường ĐHMĐC đã thử nghiệm dùng NK Mó Đá để nuôi tôm càng xanh qua mùa đông đạt kết quả khả quan.

Một phần của tài liệu Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam - Mô tả các nguồn nước khoáng và nước nóng ở Việt Nam 5 pps (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)